Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Tìm hiểu văn hóa Tết Trung thu ở các nước châu Á

Thứ bảy, 07/09/2019, 08:15 GMT+7

Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc,... đều là những nước có đón Trung thu. Vậy văn hóa Tết Trung thu ở các nước châu Á có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

test

Trung Quốc

Có thể coi Trung Quốc “cái nôi” truyền thống của Tết Trung thu, được cho có từ thời vua Đường Minh Hoàng (thể kỷ 8). Tết Trung thu (tức Tết Đoàn viên) rất được người dân nước này coi trọng. Bởi đây không đơn thuần chỉ là lễ hội truyền thống mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Tuy trên mỗi vùng miền của quốc gia rộng lớn này có những phong tục đón Tết Trung thu khác nhau nhưng nhà nào cũng sẽ treo lồng đèn đỏ, múa lân, ăn bánh nướng và ngắm trăng như nhau.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Ở Trung Quốc họ sẽ ăn bánh nướng thay vì bánh trung thu


Việt Nam

Khá tương đồng với Trung Hoa, Tết Trung thu hay còn gọi là Tết thiếu nhi ở Việt Nam cũng có các hoạt động như ăn bánh nướng, uống trà và thưởng trăng. Song, nước ta cũng sẽ có nét riêng biệt riêng mà nhiều nước khác không có, đó là bày mâm ngũ quả để làm lễ cúng gia tiên, trẻ em được tham gia rước đèn, múa hát và tham gia các trò chơi dân gian. Một điểm khác nữa người Việt hay tổ chức múa lân, múa sư tử trong dịp Trung thu thay vì dịp tết như ở Trung Quốc.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Trẻ em sẽ rước đèn vào dịp này

    
Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Trung thu còn có tên khác là lễ Chuseok, lễ tạ ơn. Đây là một ngày lễ lớn nhất của nước này, diễn ra suốt vụ mùa nên người dân thường được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Thời gian này họ dành thời gian để quây quần bên người thân, bạn bè và cùng nhau thưởng thức món bánh đặc trưng Songphyun. Thậm chí nhiều người còn tặng quà cho nhau. Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mã của tổ tiên, cũng gạo và hoa quả để bày tỏ lòng kính trọng. Tối đến, trẻ em mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc và cùng nhảy múa dưới ánh trăng sáng.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Bánh Songpyeon – món bánh truyền thống trong ngày rằm tháng 8

Tham khảo: Tour du lịch Hàn Quốc


Nhật Bản

Với người Nhật, họ gọi Tết Trung thu là Lễ Ngắm trăng. Thường hàng năng ở Nhật sẽ có hai hội thưởng trăng. Hội đầu Zuyoga, ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu, kế đến là hội Zyusanya vào ngày 13/10. Theo tục lệ, nếu ai đã dự hội trăng đầu thì phải dự hội răng sau nếu không muốn gặp xui xẻo. Vào ngày răm tháng 8 âm lịch, người Nhật không ăn bánh nướng, bánh dẻo mà sẽ ăn món ăn Tsukimi dango - một loại bánh nếp hình tròn, màu trắng. Mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà và bày một mâm cổ đầy màu sắc với nhiều món khác nhau.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Người Nhật thường bày một mâm cỗ trong ngày tết


Thái Lan

Văn hóa Tết Trung thu ở xứ sở chùa vàng thì như thế nào? Khác với cá nước khác, họ không rước đèn hay múa lân,… Vào ngày này, tất cả người trong nhà sẽ ngồi quanh bàn thờ Quan Thế Âm và Bát Tiên để cầu nguyện. Bàn thờ sẽ đực bày bánh hình quả đào và bánh Trung thu, họ tin rằng điều này sẽ mang đến cho họ những điều tốt lành.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Mọi người sẽ ngồi quanh bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện


Malaysia

Những năm trở lại đây, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Vào dịp này, trên đường phố được trang trí hàng ngàn chiếc lồng đèn sặc sỡ. Còn người dân thì cùng kéo nhau ra đường cùng vui chơi, hòa mình trong không khí từng bừng của ngày lễ.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Malaysia có tổ chức lễ hội lồng đèn vào ngày 16/9


Myanmar

Còn được gọi với nhiều cái tên như Lễ Trăng tròn, Tiết Quang minh, Tết Trung thu ở Myanmar cũng không kém phần sôi động. Vào đêm trăng rằm, các gia đình đều thắp sáng những chiếc đèn lồng, mọi người tập trung lại cùng xem múa hát, xem kịch và tham gia nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt về đêm.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Trung thu ở Myanmar rực rỡ trong ánh đèn


Campuchia

Không giống như Tết Trung thu ở các nước châu Á khác, người dân nước này không đón Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mà là vào giữa tháng 12. Lễ hội này có tên là Bái nguyệt tiết, nghĩa là “vái lạy mặt trăng”. Cứ vào ngày này, khi ánh trăng bắt đầu nhô lên khỏi những tán cây, người dân sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành kính của mình để cầu bình an, may mắn.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Người Camuchia đón Trung thu khá giản đơn


Lào

Với người Lào, họ gọi Tết Trung thu là Nguyệt phúc tiết - Lễ hội trăng phước lành. Tết này không chỉ dành cho trẻ em mà là dịp dành cho các chàng trai, cô gái múa hát thâu đêm, họ sẽ cùng tụ tập ca hát, nhảy múa thâu đêm. Còn người lớn sẽ ngồi thưởng thức trà và ngắm trăng.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Tết Trung thu ở Lào là dịp để các chàng trai, cô gái vui chơi


Singapore

Vì là quốc gia có phần đông dân số là người Hoa vì thế Tết Trung thu ở Singapore cũng rất được coi trọng. Đây là dịp để mọi người hàn gắn tình cảm, bày tỏ lòng biết ơn. Đồng thời cũng diễn ra rất nhiều hoạt động sôi nổi, mọi người cùng tập trung lại để trải nghiệm nhiều trò chơi thú vị. Các nhà, các con phố được trang trí rất nhiều lồng đèn sắc màu, các thành viên trong gia đình sum họp cùng han huyên câu chuyện, thưởng thức miếng bánh, tách trà.

Tết Trung thu ở các nước châu Á Là ngày hội thả đèn lồng

Tết Trung thu ở các nước châu Á mỗi nơi sẽ mang một nét đặc trưng khác nhau, gắn với văn hóa của họ. Song, chung quy lại đây vẫn là một ngày lễ lớn rất được coi trọng.

Nguyên Vy  - dulichvietnam.com.vn

Theo Báo Thể theo Việt Nam
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc