Những người đàn ông có sức khỏe và cả sức… chịu đau này sẽ là nhân vật chính của lễ hội Pukul Sapu. Họ sẽ dùng chiếc chổi mây để quất vào lưng và ngực của đối phương, cho đến khi cơ thể cả hai bên đều chi chít những lằn roi tóe máu.
Lễ hội Pukul Sapu được coi là một "đặc sản" của
du lịch Indonesia, được tổ chức từ rất lâu đời, có ý nghĩa giúp tăng cường tình đoàn kết và mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng hơn là một cuộc chiến đấu với làng khác. Lễ hội được tổ chức sau tháng ăn chay Ramadan và cái tên Pukul Sapu theo ngôn ngữ địa phương có nghĩa là “chổi chiến thắng”.
Mọi người tham gia
lễ hội Indonesia này sẽ quất vào lưng trần của nhau đến khi tóe máu. Trước khi nghi lễ bắt đầu, đàn ông tụ tập để nhận lời cầu nguyện từ những người già nhằm che chở cho các vết thương sẽ có. Những người can đảm nhất mặc quần cộc, buộc vải trên đầu và tiến vào đấu trường, chia làm 2 nhóm, đối diện nhau.
Sau đó, họ lần lượt quất roi mây lên lưng và ngực. Tay còn lại giơ thẳng lên trời để tự hào khoe những vết thương nhận được. Đây không phải là trận đánh giả và những vết thương để lại rất đau. Tuy nhiên, những người tham gia không hề tỏ dấu hiệu đau đớn. Khi nghi lễ kết thúc, cơ thể đầy máu của họ được xức dầu công hiệu để làm liền xương rạn chỉ trong vòng 3 ngày và không để lại dấu vết.
Mặc dù mang tính bạo lực, nghi lễ Sapu của
Indonesia được xem là cơ hội để tăng tình anh em và tình bằng hữu giữa người dân 2 làng Morella và Mamala. Nghi lễ Pakul Sapu rất nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước Indonesia. Rất nhiều du khách đã đến đây, trong đó có cả quan chức chính phủ cấp cao nước này.
Hàng năm, lễ hội Pakul Sapu thu hút hàng nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham gia cổ vũ. Thậm chí còn thu hút rất nhiều người nổi tiếng và cả quan chức khắp đất nước
Indonesia về tham dự, trở thành một đặc sản du lịch hấp dẫn của địa phương.