Hà Giang là một trong những điểm đến ở Việt Nam được du khách nước ngoài yêu thích nhất. Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ của rừng cây, núi đồi, ruộng bậc thang và bản làng Hà Giang là lý do nhiều du khách chọn đến đây khi du lịch Việt Nam.
Với du khách quốc tế, khi đến Hà Giang, họ không chỉ được ngắm cảnh, được chụp ảnh hoặc tìm hiểu văn hóa của người dân địa phương. Mà họ còn được trải nghiệm làm nông dân với hoạt động làm ruộng bậc thang vô cùng thú vị.
Người dân ở thị trấn Đồng Văn Hà Giang đã bắt đầu làm du lịch cộng đồng nhiều năm trở lại đây. Họ mở homesay phục vụ du khách, họ chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị làm nông để giúp du khách có thể được ra đồng, tự tay làm các công việc đồng áng.
Bằng sự háo hức và một chút vụng về, du khách nước ngoài đã có nhiều trải nghiệm làm nông dân đáng nhớ khi check in Hà Giang. Tùy vào thời điểm và vụ mùa trong năm mà người dân bản địa thiết kế các tour du lịch trải nghiệm khác nhau cho du khách.
Bên cạnh trải nghiệm làm ruộng, khi đến Hà Giang, du khách còn được tham gia làm đất, gieo trồng, chăm sóc, hoạch và chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Đây là cách để cư dân bản địa quảng bá nét văn hóa làm ruộng, làm nông nghiệp của mình đến bạn bè quốc tế. Đồng thời, cách làm này cũng góp phần giúp phát triển kinh tế của người dân địa phương.
Ngoài Hà Giang, du khách nước ngoài khi du lịch Việt Nam và dừng chân ở thủ đô Hà Nội cũng được trải nghiệm làm người địa phương với hoạt động làm gốm ở làng Bát Tràng nổi tiếng. Du khách đến đây, kể cả du khách quốc tế và trong nước đều có cơ hội tự tay làm nên các sản phẩm bằng gốm tuyệt đẹp.
Làng gốm Bát Tràng là một nghề truyền thống lâu đời của đất Hà Thành. Vì thế nhiều du khách nghĩ rằng các nghệ nhân sẽ “giấu nghề”. Tuy nhiên có đến đây rồi, bạn mới cảm nhận được sự nhiệt tình trong cách hướng dẫn làm gốm của các nghệ nhân.
Có lẽ vì điều này mà du khách quốc tế rất thích đến làng gốm, ai cúng muốn được tự tay nhào nặn để tạo nên cái bát, cái đĩa đẹp nhất. Dù hoạt động thụ công mỹ nghệ này không phải trải nghiệm làm nông dân như ở Hà Giang. Thế nhưng du khách nước ngoài rất hào hứng. Nếu bạn có đến đây tham quan, du lịch, bạn sẽ dễ bắt gặp hình ảnh các vị khách Tây tỉ mẩn với nhào nặn. Ai cũng hào hứng và vui vẻ với trải nghiệm đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ này.
Không chỉ hấp dẫn bởi hoạt động nặn gốm mà làng gốm Bát Tràng còn rất được lòng du khách quốc tế bởi sau khi nặn, du khách được mang thành phẩm của mình về. Chi phí cho đất sét và các dụng cụ phục vụ nung gốm, tô màu chỉ khoảng 30.000 – 40.000 đồng. Đó là lý do mà các du khách Tây khi vi vu Việt Nam đều muốn đến Bát Tràng một lần.
Khi du lịch Hội An, Quảng Nam, du khách nước ngoài không chỉ check in phố cổ hay các điểm đến nổi tiếng. Mà họ còn dành thời gian ghé thăm làng rau Trà Quế - một ngôi làng trồng rau sạch và lớn bậc nhất miền Trung.
Đến với Trà Quế, du khách phương xa được hít thở không khí trong lành, được hòa mình vào bức tranh thiên nhiên làng quê êm đềm, thư thái. Đặc biệt, trải nghiệm làm nông dân chính hiệu ở đây là điều mà ai cũng thích mê.
Hầu hết du khách đều rất hào hứng với các hoạt động mang tính chất lăn xả, trải nghiệm tại làng rau Trà Quế. Người dân địa phương sẽ giới thiệu sơ qua về làng rau, lịch sử hình thành, các loại rau được trồng ở đây,… Và sau đó, họ sẽ hướng dẫn du khách cách để làm nông dân chính gốc. Cảm giác cầm cuốc cuốc đất, tưới nước, gieo hạt hay thu hoạch rau chắc hẳn là điều mà du khách nào cũng cảm thấy thích thú.
Kết thúc buổi làm việc với bộ quần áo nông dân, chiếc nón lá trên đầu cùng đôi tay đầy bùn đất nhưng du khách nào cũng vui cười khi nhìn lại thành quả của mình.
Đặc biệt, du khách nước ngoài khi đến với làng rau này còn được người dân bản địa hướng dẫn nấu 2 món đặc sản của vùng này. Đó chính là tam hữu và bánh xèo. Đây đều là trải nghiệm thú vị mà những người bạn quốc tế vô cùng mê mẩn.
Ngày nay, làng rau Trà Quế với hơn 100 hộ nông dân trồng rau. Họ vừa kết hợp làm nông, vừa kết hợp làm du lịch cộng đồng, mang đến trải nghiệm làm nông dân cho du khách ngoại quốc và du khách nội địa. Nếu có dịp về Hội An, bạn có thể đến Trà Quế để khám phá làng rau và thưởng thức nhiều món đặc sản với rau xanh tươi ngon.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH HỘI AN KHUYẾN MÃI
>> HCM - Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà Hills 3N2Đ từ 2.990.000Đ >> Hà Nội - Đà Nẵng - Sơn Trà - Bà Nà - Hội An 4N3Đ + Vé Máy Bay từ 4.690.000Đ |
Bên cạnh những trải nghiệm làm nông dân ở Hà Giang, Hội An,… du khách nước ngoài khi đến Việt Nam còn được du lịch miền Tây để tát mương bắt cá hệt người dân bản địa. Miền Tây sông nước với rất nhiều khu du lịch sinh thái. Vì thế khi về Tây Nam Bộ du lịch, du khách được tự tay tát mương, bắt cá và thưởng thức ẩm thực đồng quê.
Có rất nhiều các tỉnh thành của miền Tây phát triển du lịch cộng đồng như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang,…Đến với các khu du lịch lớn, du khách sẽ được chuẩn bị sẵn các bộ quần áo bà ba tối màu, nón lá và vài dụng cụ cần thiết để có thể tát mương, bắt cá.
Tùy vào sự chăm chỉ, kiên trì và một chút may mắn mà du khách bắt được nhiều hay ít cá. Dù vậy, kết quả bắt được bao nhiêu cá không phải là mục tiêu của du khách. Bởi với khách nước ngoài, họ thích cảm giác trải nghiệm với sình lầy sông nước. Dù mồ hôi nhễ nhại, quần áo đầy sình lầy họ vẫn rất vui.
Thông thường, cá sau khi bắt được sẽ được các khu du lịch dùng chế biến các món ăn ngon theo yêu cầu của du khách. Vì thế, đến miền Tây khi du lịch Việt Nam là điều mà du khách quốc tế rất yêu thích. Bởi ai cũng muốn được thưởng thức các món ngon được nấu từ chính loại cá mà mình vất vả bắt được.
Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển theo năm tháng để phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách nước ngoài. Bên cạnh các điểm đến đẹp với cảnh sắc hữu tình, khu nghỉ dưỡng sang trọng, nước ta còn thu hút du khách ngoại quốc với nhiều trải nghiệm làm nông dân thú vị. Và làm ruộng ở Hà Giang, làm gốm ở Hà Nội, trồng rau ở Trà Quế và tát mương bắt cá ở miền Tây chính là những ví dụ tiêu biểu nhất cho các mô hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang rất thịnh hành nhiều năm trở lại đây.
Xem thêm: Cầm 5 triệu ‘oanh tạc’ hết những điểm check in hot nhất Quy Nhơn - Phú Yên |
Ngọc Anh (tổng hợp)