Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia châu Á. Vậy những quốc gia nào tại châu Á đón Tết Nguyên Đán cùng Việt Nam? Khám phá những quốc gia và nền văn hóa đón Tết với những phong tục, lễ hội đặc sắc và đầy màu sắc trong bài viết này.
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Âm Lịch, là dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam, mà nhiều quốc gia châu Á cũng đón Tết Nguyên Đán với những phong tục và nghi thức đặc trưng. Vậy, những quốc gia nào tại châu Á cùng chung niềm vui đón Tết với người Việt? Hãy cùng khám phá các quốc gia và những nét văn hóa đặc sắc trong dịp lễ này qua bài viết dưới đây.
Giống như tại Việt Nam, Tết Nguyên Đán cũng là dịp lễ lớn nhất trong năm đối với người Trung Quốc, đây là dịp để mọi người đoàn tụ và quây quần bên nhau đón xuân về. Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc sẽ bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch, kéo dài đến ngày 15 tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu).
Đêm 30 tháng 12 âm lịch được gọi là đêm giao thừa, đêm của Đoàn viên. Vào thời điểm này, những thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức các món ăn truyền thống, chia sẻ cùng nhau những câu chuyện năm cũ và người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ em.
Một phong tục thú vị ở Trung Quốc là người ta thường đặt một ít tiền dưới đệm của giường hoặc gối để chúc gia đình một năm mới đầy tài lộc. Đây là hành động thể hiện hy vọng rằng sự giàu có và thịnh vượng sẽ đến với họ trong năm mới.
Vào ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp, người dân Trung Quốc sẽ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ đạc trong nhà và đưa ông Táo về trời... Vào những ngày 28, 29 hay 30 tháng Chạp, các gia đình Trung Quốc thường treo câu đối đỏ, viết những lời chúc tụng về sự thịnh vượng, hạnh phúc và may mắn. Câu đối đỏ không chỉ trang trí cho ngôi nhà mà còn được coi là một cách để đón chào năm mới với những hy vọng tốt lành.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Trung Quốc sẽ thắp hương để tỏ lòng thành kính với trời đất, tổ tiên, tiếp theo đó sẽ cùng chúc tết người trên, bạn bè, cùng các thành viên khác trong gia đình.
Và tất nhiên không thể thiếu được các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra như múa lân, đốt pháo hoa, đua thuyền, đi cà kheo, múa ương ca - một điệu múa dân gian của Trung Quốc... Múa lân và múa sư tử là một phần không thể thiếu trong các lễ hội Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc. Những đội múa lân, sư tử đi qua các con phố, nhảy múa theo điệu trống và tiếng nhạc để xua đuổi tà ma, mang lại sự may mắn và tài lộc cho các gia đình. Phong tục này còn có ý nghĩa cầu mong một năm an lành và thịnh vượng.
Trên mâm cỗ của người Trung Quốc có sủi cảo, hoành thành, mì, bánh trôi nước,...những món ăn này không chỉ ngon miệng mà người Trung luôn qua niệm thưởng thức những món này vào ngày Tết gia đình đón được thêm nhiều niềm vui trong năm mới. Trong tiếng Hán, sủi cảo có bộ “giao” mang ý nghĩa thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, ăn bánh hoành thánh mang ý nghĩa là đầu tiên, còn ăn mì có nghĩa là trường thọ.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TRUNG QUỐC KHUYẾN MÃI
|
Người Mông Cổ gọi Tết Nguyên Đán là Tsagaan, bắt đầu vào ngày đầu tiên theo lịch âm của người Mông Cổ, thường rơi vào đợt trăng non 2 tháng sau đông chí. Vào ngày Tssagaan Sar, người dân nơi đây sẽ cùng nhau thăm hỏi bạn bè, ôn chuyện cũ và chúc nhau những điều tốt lành.
Trước ngày lễ gọi là Bituun, vào ngày này mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ để đón một năm mới nhiều may mắn và sự an lành. Vào buổi tối các gia đình sẽ tụ họp cùng ăn bơ sữa và bánh bao, đồng thời mọi người sẽ giải quyết hết nợ nần trong năm cũ.
Mọi người sẽ cùng mặc những bộ trang phục truyền thống, tặng quà và mừng tuổi. Các gia đình tập trung tại nhà của người lớn tuổi nhất, khi gặp người già họ sẽ chào theo kiểu zolgokh, nắm lấy khuỷu tay người lớn tuổi để đỡ đần, thể hiện sự tôn trọng.
Một phong tục đặc biệt trong Tết Tsagaan Sar là việc mời khách vào nhà trong một cách khá kỳ lạ. Thay vì mời khách vào nhà từ cửa chính như thông thường, người Mông Cổ sẽ mở cửa sổ và mời khách vào từ đó. Điều này mang ý nghĩa là chào đón những điều may mắn từ thiên nhiên và vũ trụ. Ngoài ra, trong vài ngày đầu của Tết Nguyên Đán, người Mông Cổ sẽ tắm sạch và rửa mặt để cầu mong một năm mới khỏe mạnh, may mắn. Tuy nhiên, một hủ tục có phần kì lạ là vào Tết, một số người phải thực hiện nghi lễ tắm bằng nước lạnh, thay vì nước ấm, để xua đuổi tà ma và tẩy uế.
Mâm cỗ ngày Tết Nguyên Đán của người Mông Cỗ khá là thịnh soạn, nên các gia đình phải chuẩn bị trước rất là nhiều ngày từ trước, đuôi cừu, thịt cừu, cơm, các sản phẩm từ sữa, bánh buuz và tráng miệng bằng sữa chua airag. Bên cạnh đó du khách được thưởng thức những bài hát, điệu nhạc truyền thống do người dân biểu diễn.
Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc được gọi là Seollal, là một trong hai ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc, cùng với Tết Trung Thu, bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm giống như người Việt Nam.
Seollal của người Hàn không chỉ đánh dấu cho một năm mới đến mà còn là dịp đặc biệt để nhớ về tổ tiên, những người xa quê trở về nhà để gặp gỡ, đoàn tụ với nhau. Vào ngày tết Nguyên Đán, người Hàn sẽ cùng mặc trang phục truyền thống là Hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian và ăn món ăn truyền thống, cùng kể chuyện cho nhau nghe và gặp gỡ mọi người.
Buổi sáng của lễ Seollal sẽ bắt đầu với nghi thức thờ cúng tổ tiên, các thành viên sẽ cùng tập trung ở phía trước bàn thờ lễ nghi và bắt đầu buổi lễ. Món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán là Tteokguk (canh bánh gạo), có tác dụng tượng trưng cho việc "thêm một tuổi". Truyền thống này rất quan trọng vì người Hàn Quốc tin rằng ăn Tteokguk sẽ giúp họ có thể trưởng thành và có một năm mới trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, đối với người già, việc ăn quá nhiều Tteokguk có thể dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa do bánh gạo quá dẻo và nặng.
Theo quan niệm của người Hàn, họ sẽ không ngủ vào đêm giao thừa, bởi họ cho rằng nếu làm vậy, lông mi sẽ bị bạc trắng đầu và đầu óc thiếu minh mẫn. Thêm nữa, họ còn cho rằng vào năm mới những hồn ma sẽ xuất hiện để đánh cắp giày, gây nên những điều xui xẻo. Vậy nên người Hàn thường sẽ cất giày vào những nơi an toàn vào những ngày Tết để đảm bảo may mắn cho mình.
Vào những ngày này, không chỉ cùng nhau trò chuyện, người Hàn cũng tổ chức các trò chơi dân gian như Yutnori, đá cầu, thả diều, nhảy bập bênh... Trước ngày Seollal một tuần, người dân thường sẽ mua sắm, chuẩn bị tặng quà cho người thân cũng như bạn bè, với những món quà như hoa quả, nhân sâm, cá, mật ong, cá khô...
Tết Nguyên Đán cũng là ngày lễ quan trọng của người Singapore, thời điểm đón Tết cũng giống với Tết của người Trung Quốc. Vì là một quốc gia đa sắc tộc với sự giao thoa văn hóa, Tết Nguyên Đán ở Singapore không chỉ là dịp để người dân đón chào năm mới mà còn là dịp để mọi người cùng nhau tận hưởng các hoạt động, phong tục và các món ăn đặc trưng của lễ hội.
Ngày Tết của người Singapore sẽ diễn ra với 3 sự kiện nổi bật: lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay cùng nhiều hoạt động khác.
Lễ hội Hoa đăng được tổ chức vào tháng 1 dương lịch và trước ngày mồng 1 Tết Âm lịch, kéo dài khoảng 15-20 ngày với hình ảnh trang trí chủ đạo là các con vật tượng trưng cho năm đó. Ngày này họ sẽ đi du xuân, đi đền chùa để lễ thần phật xin lộc đầu năm, vãn cảnh, tham quan danh thắng văn hóa hay là ghé đến các khu vui chơi giải trí trong nước...
Lễ hội Singapore River Hongbao: thường được tổ chức tại công viên Esplanade với những hoạt động giải trí vui chơi hấp dẫn dành cho trẻ em, người lớn, người già cả... có thể được xem là một sân chơi lý tưởng cho cả gia đình.
Lễ hội đường phố Chingay: trong tiếng hoa Chingay có nghĩa là "nghệ thuật trang phục và hoá trang", nơi tổ chức các hoạt động để người dân có thể vui chơi, thắt chặt tình cảm giữa các sắc tộc trong nước cùng với các cộng đồng trên toàn thế giới.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, mâm cỗ của người Singapore có rất nhiều món ăn truyền thống, giàu ý nghĩa cho gia đình, có thể kể đến như gỏi Yu Sheng, các loại bánh, thịt khô Bak Kwa, mì trường thọ.
Ngoài ra, còn có nhiều loại bánh hấp dẫn khác như bánh tart vị dứa, Red Date Cake, Wealth of Opportunities Cake, bánh Nian Gao, bánh cao niên phát tài, bánh bao nhân đậu đỏ, bánh cá phú quý...
Malaysia là đất nước đa sắc tộc, trong đó phần lớn là người gốc Hoa, họ cũng đón Tết Nguyên Đán theo âm lịch giống như Việt Nam hay các quốc gia châu Á khác.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Malaysia cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nhằm quét dọn những xui xẻo trong năm cũ đón chào những may mắn trong năm mới. Họ cũng rất thích trang trí bằng những món đồ màu đỏ, nhằm mang lại nhiều may mắn.
Tết Nguyên Đán cũng là ngày sum họp và đoàn tụ, họ cũng chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên, lì xì cho trẻ nhỏ, người chưa lập gia đình. Nếu như bạn ghé đến đây vào những ngày này, sẽ được gia chủ tiếp đón bằng những món ăn, đồ uống ngon, đặc biệt trong đó không thể thiếu được quýt.
Lịch nghỉ Tết chính thức chỉ có hai ngày nhưng các lễ hội thường sẽ kéo dài cho đến hết rằm tháng Giêng. Bữa ăn ngày Tết sẽ bao gồm đầy đủ các thành viên trong gia đình, họ hàng, bên cạnh đó rất nhiều nhà hàng Trung Quốc sẽ phục vụ bữa ăn gia đình không muốn tổ chức tại nhà. Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Malaysia cũng sẽ làm và thưởng thức các loại bánh truyền thống như Kuih Lapis (bánh lát), Kuih Bangkit (bánh dừa) và Kuih Talam (bánh lá dứa). Những chiếc bánh này có hương vị ngọt ngào và mềm mịn, là món ăn không thể thiếu trong các bữa tiệc gia đình. Ngoài ra còn có các tiết mục múa hát, múa lân sư rồng chào đón năm mới vô cùng nhộn nhịp, sôi động.
Ban đầu, Tết Nguyên Đán của người Triều Tiên vào tháng 10 và tháng 11, dần dần, họ cũng chuyển sang đón Tết Nguyên Đán vào ngày mùng 1 tháng giêng giống với những quốc gia châu Á khác.
Trong dịp Tết Nguyên Đán, bên cạnh bữa cơm sum họp gia đình, người dân cũng nơi đây cũng đến tại các khu vực công cộng để tham gia các trò chơi dân gian như thả diều, nhảy dây, mừng tuổi cho trẻ em.
Tết Nguyên Đán hay còn có tên gọi là Seollal bị lãng quên đã từ lâu, mãi đến tận năm 1989 nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il đã giúp nó trở lại và trở thành ngày lễ được mong đợi nhất năm. Trong những ngày này, mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau, chơi các trò chơi và thưởng thức những món ăn truyền thống như tteokguk (súp bánh gạo), món ăn mang ý nghĩa giúp cho mọi người sống thọ hơn. Một trong những hoạt động đặc sắc trong dịp Tết ở Triều Tiên là trò chơi Yut Nori. Đây là một trò chơi dân gian truyền thống mà gia đình sẽ cùng tham gia vào những ngày Tết. Yut Nori là một trò chơi cờ với các quân cờ được di chuyển bằng cách thảy bốn que gỗ. Trò chơi này mang tính chất giải trí nhưng cũng có những yếu tố may mắn và thể hiện sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
Vào đêm 30 Tết, mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí bằng tranh Tết, câu đối và cùng nhau làm mâm cơm Tết. Sáng mồng 1, người lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ thực hiện lễ Tạ ơn gia tiên.
Với những phong tục, nghi lễ và truyền thống độc đáo, Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp quan trọng ở Việt Nam mà còn được đón nhận ở nhiều quốc gia khác tại châu Á. Mỗi quốc gia đều có những nét đặc sắc riêng trong việc đón Tết, từ những nghi lễ truyền thống đến những món ăn đặc trưng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho không khí ngày Tết. Hãy cùng khám phá và cảm nhận những sự khác biệt này, để thấy được Tết Nguyên Đán không chỉ là một lễ hội, mà còn là dịp để gắn kết, tôn vinh giá trị văn hóa chung của cả khu vực.
Trần Yến