Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/luhanhviet/domains/dulichvietnam.com.vn/public_html/modules/news/includes/class-widget.php on line 0
Những nét riêng trong ẩm thực ngày Tết của 3 miền đất nước
Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Những nét riêng trong ẩm thực ngày Tết của 3 miền đất nước

Thứ bảy, 02/02/2019, 15:00 GMT+7
Tết là dịp để mọi người được trở về bên gia đình, dù cuộc sống có bao nhiêu thay đổi, dù mỗi thế hệ có trưởng thành, hội nhập và hiện đại đến đâu, dù bao năm tháng cứ thế trôi qua… thì truyền thống ngày Tết vẫn luôn nguyên vẹn trong mỗi trái tim, tinh thần và nếp sống của mỗi người dân Việt.
test

Nhắc đến Tết, mọi người vẫn nghĩ ngay đến những bữa cơm tất niên ngày cuối năm, mâm cơm cúng kiếng, đưa rước ông bà, là bữa tiệc đoàn viên của gia đình, là những món ngon được sẻ chia, mời mọc láng giềng, bạn bè. Chính vì lẽ đó, ẩm thực ngày Tết vẫn luôn là một nét văn hoá hết sức đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
 
 Những nét riêng trong ẩm thực ngày Tết của 3 miền đất nước
Tết là khoảnh khắc sum vầy bên mâm cơm gia đình
 

Ẩm thực miền Bắc
 

Người miền Bắc khá trau chuốt, tỉ mỉ, trọng "sắc hương", có lẽ vì thế mà mâm cỗ ngày Tết rất tinh tế, đa dạng không thể qua loa được. Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Câu nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” - hẳn là câu thơ khái quát nhất về ẩm thực ngày tết của miền Bắc.
 
Trong mâm cỗ Tết, nhất định phải có bánh chưng - món bánh đặc trưng cho ngày Tết ở miền bắc, phải có nem rán, gà luộc, dưa hành muối..v..v.. Món ăn của người Bắc có vị thanh tao, không nồng gắt, không quá cay và thường đề cao độ tươi ngon tự nhiên của từng thực phẩm. Rất nhiều năm rồi, cho đến bây giờ vẫn không thể nào thiếu vắng hình ảnh của các món quen thuộc này trên mâm cỗ.
 
 Những nét riêng trong ẩm thực ngày Tết của 3 miền đất nước
Những món ăn đặc trưng của miền Bắc
 

Ẩm thực miền Trung
 

Có  thể nói ẩm thực miền Trung khá đa dạng và phong phú khi có sự trộn lẫn hài hòa một mỗi nơi một chút thương vị của cả hai miền Bắc Nam. Đặc trưng văn hóa ẩm thực miền này đa phần bị chi phối bởi tính cách của con người; không đa dạng nhưng lại có một chiều sâu riêng, mang đậm bản sắc thanh lịch, nhẹ nhàng.
 
Ở miền Trung, một số tỉnh Bắc Trung bộ sẽ gói bánh chưng, nhưng càng đi vào miền trong sẽ được thay thế bằng bánh tét. Nếu miền Bắc có món dưa hành, miền Nam có dưa củ kiệu tôm khô, với người miền Trung dưa món là lựa chọn không thể thiếu để ăn kèm với bánh, thịt kho làm từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu. Trên mâm cỗ của người miền Trung không thể thiếu món nem chua, thịt nhừ hay thịt rim như là những món ăn truyền thống của dải đất nhiều khó khăn, khắc nghiệt.
 
Những nét riêng trong ẩm thực ngày Tết của 3 miền đất nước 
Những món ăn đặc trưng của miền Trung

Ẩm thực miền Nam
 

Có lẽ khí hậu nóng quanh năm của miền Nam cũng khiến mâm cỗ ở đây cũng khác biệt so với hai miền khác. Ba món cơ bản: bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho hột vịt là những món ăn đặc trưng mà hầu hết các gia đình ở đây đều dùng khi Tết đến. Nam  bộ là đất mới, nền ẩm thực Nam bộ được hình thành nhờ sự du nhập, pha trộn nhiều hương vị khác nhau nên mâm cơm ngày tết cũng khá đa dạng và phong phú.
 
Ngoài ra, trên những mâm cơm ngày tết còn có món canh khổ qua nhồi thịt, củ kiệu muối chua… tạo nên những đặc trưng riêng, độc đáo trong văn hóa ẩm thực Nam bộ.
 
ẩm thực ngày Tết
Những món ăn đặc trưng của miền Nam

Ngày nay, do sự giao thoa trong văn hóa, mâm cỗ đón Tết mỗi miền có thể có thêm sự góp mặt của các món ăn miền khác, tùy theo sở thích của gia đình. Món ăn ngày Tết cũng từ đó mà trở nên phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, những điểm khác biệt rõ ràng trong ẩm thực ngày Tết ba miền vừa lạ vừa quen vẫn góp phần làm nên bản sắc đất Việt không hề pha lẫn. 
Đặng Phương
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc