Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Chừng đó thôi cũng đã khẳng định được vai trò của nghề giáo trong đời sống. Không chỉ riêng ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có những cách thể hiện tình cảm riêng đối với những người dạy học trong ngày nhà giáo. Cùng tìm hiểu xem ngày nhà giáo trên thế giới có điều gì độc đáo và thú vị.
>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Tokyo Nhật Bản
Theo UNESCO, ngày nhà giáo quốc tế được tổ chức đầu tiên vào ngày 5 tháng 10 năm 1944 và từ đó về sau, lấy ngày này làm ngày tôn vinh những người làm nghề giáo trên thế giới. Mục đích của ngày này là thể hiện sự ủng hộ của cộng đồng đối với giào viên toàn cầu đồng thời đảm bảo đáp ứng được nhu cầu giáo dục của các thế hệ tương lai.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60 triệu giáo viên. Nhưng đáng buồn thay, theo thống kê của tổ chức quốc tế Oxfam thì lại có đến 115 triệu trẻ em không được đến trường. Thay vì được tiếp xúc với sự giáo dục của trường học thì chúng lại bị đói nghèo, bệnh tật vây quanh, phải lao động nặng nhọc ngay từ khi còn nhỏ, không được thừa hưởng những quyền cơ bản nhất của trẻ em. Để những đứa trẻ ở tất cả các nước nghèo có thể tiếp cận với giáo dục toàn cầu thì chúng ta cần thêm khoảng 15 triệu giáo viên nữa.
Chính vì thế, tổ chức Oxfam đang nỗ lực hết mình, vận động các chính phủ, các công ty và tổ chức quyên góp tiền vì mục tiêu “giáo dục đến với mọi người”. Và tổ chức giáo dục quốc tế (EI) cũng có một niềm tin vững chắc rằng, ngày nhà giáo trên thế giới đang được cộng đồng quốc tế thừa nhận với hơn 100 quốc gia kỷ niệm ngày mồng 5 tháng 10 hàng năm. Và cùng với đó là những cố gắng của tổ chức EI và hơn 348 tổ chức thành viên của tổ chức này đang góp phần quan trọng cho sự công nhận của các nước còn lại trên thế giới về ngày nhà giáo quốc tế.
Đất nước có diện tích lớn nhất trên thế giới này vốn có qui định ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 10 là ngày các học sinh, sinh viên bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo. Nhưng ngày này chỉ được duy trì từ năm 1965 đến 1994.
Vì đến năm 1994, chính quyền nước Nga lấy ngày 5-10 (ngày nhà giáo trên thế giới) làm ngày nhà giáo của đất nước mình. Họ kỷ niệm ngày lễ này với nhiều hoạt động tưng bừng. Các học sinh, sinh viên bày tỏ với giáo viên của mình bằng những bó hoa tươi thắm, những viên kẹo ngọt và những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa.
Ngày nhà giáo ở Hàn Quốc ra đời muộn hơn so với ngày nhà giáo trên thế giới và có nguồn gốc từ việc một nhóm thanh niên của Hội Chữ thập đỏ đến thăm các thầy cô giáo cũ bị ốm tại một bệnh viện. Đây là một hành động biểu hiện cho tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”. Từ đó về sau, chính phủ Hàn Quốc quyết định chọn một ngày trong năm để kỷ niệm ngày nhà giáo và đó là ngày 26-5-1963.
Nhưng đến năm 1965, ngày nhà giáo được đổi sang ngày 15-5. Và đặc biệt, trong giai đoạn 1973-1982, Hàn Quốc không tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo.
Ở Hàn Quốc, mỗi trương lại có những hoạt động riêng để kỷ niệm ngày lễ này. Ví dụ như một số trường cho kết thúc buổi học sớm và các học sinh, sinh viên thường tặng cho thầy cô của mình những bông hoa cẩm chướng để thay cho lời cảm ơn. Một số trường lại cho thầy cố và học sinh nghỉ vào ngày này vì học không muốn thấy hiện tượng các học trò tặng cho thầy cô những món quà đắt tiền. Hoặc một số trường khác lại tổ chức các chuyến đi chơi xa cho các thầ, cô giáo.
Nguồn gốc về ngày nhà giáo ở Hoa Kỳ hơi kì quặc. Lần đề xuất đầu tiên về việc thành lập một ngày tôn vinh nghề giáo là năm 1944. Nhưng mãi đến năm 180, vào ngày 7-3, nước Mỹ mới lấy ngày này lầm ngày tôn vinh nghề “gõ đầu trẻ”. Nhưng lại đến năm 1994, tổ chức Giáo dục Liên bang (NEA) lại chọn này thứ 3 trong tuần đầu tiên của tháng 5 làm ngày Nhà giáo quốc gia. Và đến nay, tuần lễ đầu tiên của tháng 5 cũng được coi là tuần Nhà giáo quốc gia.
Cũng như ngày nhà giáo trên thế giới, ở Mỹ, các học sinh, sinh viên thường tặng thầy, cô của mình bưu thiếp, hoa và các món quà kỷ niệm để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn.
Trung Quốc là một đất nước rất coi trọng văn hóa “tôn sư trọng đạo” chính vì thế ngày nhà giáo ở Trung Quốc diễn ra rất long trọng. Đây chính là ngày để xã hội Trung Quốc tôn vinh đức hạnh, những đóng góp của thầy cô giáo cho xã hội cũng như những khó nhọc mà họ đã phải chịu đựng khi theo đuổi nghề.
Vào năm 1939, Bộ Giáo dục Trung Hoa Dân Quốc chọn ngày 27-8 là ngày nhà giáo vì đây chính là ngày sinh của ông tổ nghề giáo là Khổng Tử. Nhưng sau khi nghiên cứu kĩ lại về ngày sinh của Khổng Tử, vào năm 1952, chính quyền quyết định đổi qua ngày 28-9.
Vào ngày này, các bậc phụ huynh cùng con cháu sẽ đi viếng thăm miếu thờ của các vị hiền triết như Khổng Tử, Trang Tử, Lão Tử,.. để cầu mong cho con em của mình sẽ học giỏi, thành tài.
Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên vào 20-11-1982. Từ đó đến nay, hàng năm nước ta luôn tổ chức một cách trọng thể nhằm tôn vinh sự nghiệp “trồng người” đáng quý. Vào ngày này, cả nước cùng gửi những lời tri ân đến những ai có công lớn trong ngành giáo dục nước nhà.
Vào ngày này, các ngôi trường cùng các em học sinh, sinh viên tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng ngày 20-11. Đó là các hoạt động làm báo tường, thi vẽ, cắm hoa, tổ chức trình diễn vă nghệ,... Bên cạnh đó, cha mẹ cùng với con em của mình sẽ dành thời gian để đến nhà thầy cô để bày tỏ lòng cảm ơn bằng những bó hoa hay những món quà ý nghĩa.
Đó chính là những nét độc đáo về ngày nhà giáo trên thế giới. Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày mà chúng ta cùng tôn vinh công lao của những người đã dành tâm huyết cho sự nghiệp “trồng người” của nước nhà. Như Bác Hồ từng nói:“Vì sự nghiệp mười năm trồng cây; Vì sự nghiệp trăm năm trồng người”
>>Xem thêm: Gợi ý 10 món quà ý nghĩa dành tặng thầy cô nhân ngày 20/11
Hoàng Yến