Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Những địa danh có tên kỳ lạ nhất Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2019, 18:00 GMT+7
Trên đất nước hình chữ S thân thương có rất nhiều những địa danh với những tên gọi khác nhau. Sau đây là những địa danh với tên gọi vô cùng độc đáo, dù chỉ nghe đến 1 lần thì bạn khó có thể lãng quên.
quảng cáo

Những địa danh ở đất nước chúng ta có tên gọi với muôn hình vạn trạng. Có những tên gọi rất mỹ miều, nho nhã, bên cạnh đó nhưng cũng có những tên gọi rất độc đáo chắc chắn dù nghe một lần thì bạn có thể nhớ ngay. Và nhiều trong số ấy có phong cảnh tuyệt đẹp mà bạn không nên bỏ lỡ khi có dịp được ghé qua.
 

Làng Trinh Tiết


Làng Trinh Tiết thuộc xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ngôi làng ở vị trí mặt đường 419 theo hướng từ thị trấn Tế Tiêu đến Chùa Hương. Cổng được xây dựng khá hoanh tráng với mái cong, sơn vàng, trên cổng đắp hàng chữ to mang tên “Làng văn hóa Trinh Tiết”. Dù có tên gọi độc đáo, có phần “kỳ cục” là vậy nhưng khi tìm hiểu về nguồn gốc của tên gọi này cũng rất thú vị. Theo người dân cho biết, làng vốn có tên là Bối Lang, sau đó lại đổi thành làng Sêu, làng vốn nổi tiếng vì có nhiều cô gái xinh đẹp, dịu dàng, đảm đang.

Truyền thuyết kể lại, thành Hoàng làng Trinh Tiết là Triệu Quốc Bảo có mẹ là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần. Sau khi sinh hạ con trai thì người chồng qua đời. Trong hoàn cảnh ấy, mặc dù có nhiều người đến ngỏ ý cầu hôn nhưng bà vẫn một lòng thủ tiết, thờ chồng nuôi con. Đến thế kỷ XI, khi Vua Lý Thánh Tông đến thăm làng, được nghe lại câu chuyện trên đã vô cùng xúc động. Nhà vua cảm động trước người phụ nữ tài sắc đã thủ tiết thờ chồng, nuôi con thành một vị tướng tài nên đã lập tức đổi tên làng Sêu thanh làng Trinh Tiết như ngày nay.
 


Thôn Hành Lạc


Một cái tên khác thoáng nghe thì cũng thuộc dạng kỳ dị bậc nhất Việt Nam là thôn Hành Lạc. Thôn Hành Lạc cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40km, thuộc thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
 
Lý giải về tên gọi này được người dân giải thích như sau: Địa phận của thôn trước kia vốn là bãi bồi sông Hồng nhưng sau đó có bốn họ Nguyễn, Vũ, Ngô, Trần về đây lập nghiệp rồi đặt tên là trang Bình Lạc. Sau đó, lại đổi tên thành thôn Hòa Lạc, nghĩa là bốn họ cùng vui chung. Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, có lệnh phải đổi tên nên được đổi thành Hành Lạc với ý là đi trên đường vui. 
 


Làng Cù Lần


Làng Cù Lần là một ngôi làng nhỏ rộng chừng 30 héc-ta nằm dưới chân đỉnh LangBiang giữa hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh. Làng Cù Lần cách Hồ Xuân Hương 21 km, cách khu du lịch Suối Vàng 9 km. 
 

Tên gọi của làng bắt nguồn từ truyền thuyết về một chàng trai muốn xây dựng lâu đài giữa rừng để tặng người yêu. Ước mơ ấy bị mọi người cho là viển vông nên gọi anh là Cù Lần. Tấm chân tình đó của anh đã khiến người yêu cảm động và quyết định đi theo chàng trai để thực hiện ước mơ của mình. Nơi người con trai chọn để xây dựng lâu đài có cảnh đẹp hoang sơ trữ tình và chính là ngôi làng Cù Lần ngày nay.
 
Làng Cù Lần ngày nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng, là điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Làng Cù Lần phục vụ 5 mảng chính là đón khách tham quan, sân chơi teambuilding, căm trại, nghỉ dưỡng, nhà hàng và nhiều dịch vụ tuyệt vời gắn với thiên nhiên. Đến với ngôi làng có cái tên đặc biệt này, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt cùng những rừng cây, thung lũng Cù Lần, dòng suối Bạc và các loài hoa. 
 


Đèo Omega, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng


Đèo Omega thuộc địa phận huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng, còn có những tên gọi khác như Hòn Giao, Khánh Lê, Bidoup, Long Lanh được mọi người biết đên là một trong những con đường đèo đẹp nhất Việt Nam. Sở dĩ được gọi là đèo Omega là vì bắt nguồn từ hình dáng đồ thị của con đèo. 
 
 

Đèo dài hơn 30 km nằm trên cung đường hoa biển với vẻ đẹp nên thơ, trũ tình nên đây là điểm đến yêu thích của dân phượt gần xa. 
 
 

Những tên địa danh trên dù nghe có vẻ kỳ cục nhưng nếu tìm hiễu kỹ về nguồn gốc thì đều mang giá trị văn hóa sâu sắc và nhiều địa danh là điểm đến yêu thích chờ đón du khách khám phá.
Hư Trúc
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)