Những cử chỉ tay hằng ngày mà bạn hay dùng đôi khi lại là một điều cấm kỵ ở một quốc gia nào đó. Hãy lưu ý những cử chỉ tay dưới đây để chuyến du lịch của bạn không gặp phải sự cố bất ngờ.
OK là một cử chỉ tay rất quen thuộc song đồng thời cũng là một điều cấm kỵ tại một số quốc gia.
Nhật Bản: Tiền bạc. Có một biến thể khác là 3 ngón tay ở phía dưới.
Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil: Hàm ý xúc phạm đối phương. Đừng để rơi vào cảnh như cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon khi đến thăm Brazil. Thay vì những tiếng vỗ tay, chào đón ông là tiếng la ó.
Cử chỉ đặt ngón cái dưới ngón trỏ trong khi bàn tay nắm chặt được coi là rất bình thường trong trò chơi “Got your nose” của trẻ con Mỹ. Tuy nhiên, hãy coi chừng khi đi du lịch.
Thổ Nhĩ Kỳ: Không đồng tình.
Brazil: Bùa may mắn để tránh khỏi con mắt độc ác và ghen tuông.
Indonesia: Cử chỉ công kích.
Mỹ: Chữ V viết tắt cho “Victory”, có nghĩa là chiến thắng.
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan: Tạo dáng dễ thương khi chụp ảnh.
Vương quốc Anh, Nam Phi, Úc, New Zealand, Ireland: Khi ra hiệu tay hình chữ V thì hãy nhớ đưa lòng bàn tay ra phía trước mặt. Tại các nước này, việc ra dấu hình chữ V mà hướng lòng bàn tay về phía sau có ý nghĩa xúc phạm đối phương.
Mỹ: Thường sử dụng chế nhạo, có nghĩa là kẻ thua cuộc.
Trung Quốc: Biểu thị số 8 - một con số cho là may mắn ở đây.
Dấu hiệu "Like" bằng cách giơ ngón tay cái lên được hiểu đơn giản như sự đồng tính, hưởng ứng hay là lời khen ngợi đối với một ai đó. Nhưng tại một số quốc gia thì nó lại không phải như vậy.
Mỹ: Tốt. Nó cũng được sử dụng khi xin đi nhờ xe.
Afghanistan, Iraq, Iran, một phần nhỏ của nước Ý và Hy Lạp: Cử chỉ tay này tương đương với dấu hiệu “ngón tay thối”, thể hiện sự không tôn trọng đối với đối phương. Vì vậy, hãy thận trọng khi giơ bất cứ ngón tay nào lên.
Mỹ: Đây được coi là động tác tinh tế và “sang chảnh”, nhất là khi thưởng thức trà. Trong ngôn ngữ ký hiệu Mỹ, nó còn biểu trưng cho chữ I. Bạn có thể làm động tác này khi hứa hẹn với đối phương, thường là ngoắc ngón tay út, thể hiện sẽ thực hiện một lời hứa không nên bị phá vỡ, còn được gọi là "lời thề màu hồng".
Trung Quốc: Cử chỉ tay này lại tương đương hành động giơ ngón cái quay hướng xuống. Người Trung Quốc chỉ giơ ngón út khi muốn thể hiện sự không đồng tình hoặc không vui vẻ, nên tùy trường hợp mà bạn nên giơ ngón tay nào lên nhé.
Nhật Bản: Biểu tượng của người yêu hoặc người quan trọng.
Mỹ, Ecuador: Hãy đến đây. Cử chỉ tay này cũng được sử dụng khi quyến rũ ai đó.
Philippines: Bạn có thể bị bắt khi làm hành động này với người khác vì nó chỉ “hợp pháp” khi bạn gọi chó.
Việt Nam: Đây cũng không phải cử chỉ lịch sự, thường mang tính khiêu khích khá cao, và là hành động thô lỗ, dù là dùng với người nhỏ tuổi hơn.
Nhật và Singapore: Cử chỉ tay này lại đồng nghĩa với cái chết, vì vậy có thể vô tình bạn đã trở thành kẻ đem lại điều không may mắn đến với họ. Tóm lại là không nên sử dụng cử chỉ tay này chút nào, dù là đi bất kỳ đâu.
Mỹ: Có nghĩa là dừng lại, số 5, hoặc chào hỏi.
Hy Lạp, Sindh (Pakistan): Tuyệt đối không nên dùng vì đây bị coi là cử chỉ xúc phạm. Quan niệm này bắt nguồn từ việc những tội phạm thời đế quốc Byzantine khi bị đem đi diễu trên đường phố bị người dân tại đây dùng lòng bàn tay có than hoặc phân bôi lên mặt.
Mexico, Panama: Được sử dụng để nói xin chào, nhưng nếu giữ yên hoặc di chuyển liên tục về phía người nhận, nghĩa là "Hãy đợi đấy!"
Malaysia: Có thể được sử dụng để nói xin chào với người mà bạn biết, gọi người phục vụ và nói lời cảm ơn với người lái xe khác. Nó cũng được sử dụng khi băng qua đường. Nó được xem là "cử chỉ quyền lực" vì dường như bạn có sức mạnh để dừng xe.
Mỹ: "Mi tiêu rồi!"
Nhật Bản: Nó có nghĩa là bạn bị sa thải. Điều này là do từ kubi, có nghĩa là bị đuổi việc, nghe giống như kubi có nghĩa là cổ hoặc cổ họng.
Tuyệt đối không dùng cử chỉ này khi đi du lịch, nếu bạn không muốn gây xích mích với ai đó.
Chụm đầu các ngón tay là một hành động khá xa lạ đối với người đân Việt Nam, nhưng nó vẫn phổ biến ở một số quốc gia.
Mỹ: Bắt chước người Ý.
Ý: Nó có nghĩa là "Bạn đang nói gì vậy?", thường được dùng để hỏi lại khi nghe không rõ đối phương nói gì.
Malaysia: Chờ một chút. Nhưng khi các ngón tay chụm về phía miệng, thì nó có nghĩa là ăn.
Đan chéo ngón tay cái qua ngón trỏ là một hành động rất quen thuộc đối với chúng ta, thể hiện tình yêu đối với người xung quanh. Tuy nhiên, cũng như những chỉ tay khác trong danh sách, nó có hàm ý khác ở một số quốc gia.
Mỹ: Ám chỉ tiền bạc.
Hàn Quốc: Biểu tượng trái tim, thể hiện tình yêu với đối phương.
Mỹ: Nó không được sử dụng phổ biến, nhưng nó có nghĩa là tai hoặc sừng động vật. Nó thường được sử dụng chỉ để ngớ ngẩn hoặc bắt chước một con vật trong khi chơi với trẻ em.
Nhật Bản: Ám chỉ "sừng quỷ", cho thấy người thực hiện cử chỉ tay này đang rất tức giận.
Mỹ: Có nghĩa là "Chúc may mắn" hoặc chữ R trong ngôn ngữ ký hiệu.
Việt Nam: Đây là cử chỉ tay thô tục khiếm nhã. Người dân Việt Nam cho rằng dấu hiệu này tượng trưng cho một phần cơ thể nhạy cảm của phụ nữ, nó được coi là rất thô lỗ nếu như bạn làm điệu bộ đó trước mặt họ.
Mỹ: Thường được sử dụng bởi các rocker, mang ý nghĩa hưởng ứng hoặc khi bạn muốn “quẩy” hết mình, nhằm khuấy động không khí trong những buổi vui chơi với bạn bè.
Argentina, Brazil, Colombia, Cuba, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha: Dấu hiệu này được thực hiện khi bạn muốn nói vợ của đối phương đang lừa dối anh ta. Và tất nhiên họ cũng chẳng mấy vui vẻ khi nhìn thấy nó rồi.
Xem thêm: Những tip hữu ích cho bạn thoải mái ở sân bay |
Viết Chiến