Trong số hàng chục tàn tích nằm trong khu khảo cổ của Mada'in Saleh, có một nơi theo đúng nghĩa đen là đứng một mình. Được chạm khắc vào một tảng đá khổng lồ, Qasr al-Farid, hay Lâu đài Cô độc, là một công trình kiến trúc cổ tuyệt đẹp, đối nghịch với sự hùng vĩ của bất kỳ kiến trúc chạm khắc nào trên thế giới.
Vương quốc Nabataean cai trị một khu vực kéo dài từ miền nam Levant đến miền bắc Ả Rập, một vị trí cho phép họ kiểm soát Con đường Hương liệu (Incense Route) đi qua Bán đảo Ả Rập. Nhờ đó, người Nabataean đã trở nên vô cùng giàu có và quyền lực. Một biểu hiện của sự giàu có này có thể được nhìn thấy trong các di tích mà họ xây dựng.
Tượng đài Nabataean nổi tiếng nhất được cho là al-Khazneh ở Petra, Jordan ngày nay. Tuy nhiên, người Nabataean là những thợ thủ công có tay nghề cao trong việc chạm khắc đá, và rất nhiều ví dụ về tay nghề của họ có thể được tìm thấy trên khắp vương quốc của họ. Một trong số đó là Lâu đài Cô độc Qasr al-Farid.
Mada'in Saleh là thành phố cổ thời kỳ tiền Hồi giáo nằm ở phía bắc Ả Rập Xê Út, cách thủ đô Riyadh khoảng 1.400 km về phía bắc.
Nó nằm ở vị trí chiến lược trên một trong những tuyến thương mại cổ quan trọng nhất, nối liền phía nam của bán đảo Ả Rập ở phía bắc, cũng như các trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của Mesopotamia, Syria và Ai Cập.
Đây được coi là một trong những thành phố cổ quan trọng nhất và lâu đời nhất trong cả nước và là thành phố lớn thứ hai của người Nabateans cai trị trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Ngày nay, Mada'in Saleh là một địa điểm quan trọng về mặt khảo cổ với những tàn tích hùng vĩ thường được so sánh với Petra.
Điều tuyệt vời nhất trong số những tàn tích này, được xem là “biểu tượng của biểu tượng”, là Qasr al-Farid, cao bốn tầng không xa trung tâm của thành phố Hegra cổ Nabataean.
Qasr al-Farid nghĩa là “Lâu đài Cô độc”, Qasr al-Farid nằm trong khu khảo cổ của Madâin Sâlih (còn được gọi là al-Hijr hoặc Hegra) ở phía bắc Ả Rập Xê Út. Mặc dù được gọi là lâu đài, Qasr al-Farid thực sự là một ngôi mộ được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
Qasr al-Farid chỉ là một trong số 111 ngôi mộ hoành tráng nằm rải rác xung quanh khu Madâin Sâlih, một địa điểm được UNESCO ghi là Di sản Thế giới vào năm 2008. Trong số những ngôi mộ này, 94 trong số đó được trang trí.
Qasr al-Farid là một trong những ngôi mộ nổi tiếng nhất ở Madâin Sâlih, và được đặt tên như vậy do thực tế là nó hoàn toàn biệt lập với các ngôi mộ khác nằm trong khu vực. Điều này là bất thường, vì hầu hết các ngôi mộ hoành tráng ở Madâin Sâlih là “sống” quây quần. Chúng bao gồm các ngôi mộ Qasr al-Bint, lăng mộ Qasr al-Sani và lăng mộ Jabal al-Mahjar.
Qasr al-Farid cao 4 tầng. Những lăng mộ như là dấu hiệu của sự giàu có và địa vị xã hội, càng lớn thì càng cao. Một khía cạnh đáng chú ý khác Lâu đài Cô độc này là số lượng “người” có thể ở trước mặt tiền. Tất cả các mặt tiền lăng mộ khác ở Madâin Sâlih chỉ có hai cột, một bên trái và một bên phải. Tuy nhiên, Qasr al-Farid, có bốn cột ở mặt tiền, một ở mỗi bên và hai cái khác ở giữa. Đây có thể là bằng chứng nữa cho thấy chủ sở hữu của ngôi mộ này là một người vô cùng giàu có và địa vị quan trọng trong xã hội Nabataean.
Người Nabataean bí ẩn vốn là một bộ lạc du mục, nhưng khoảng 2.500 năm trước, họ bắt đầu xây dựng những khu định cư và thành phố lớn phát triển từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, bao gồm cả thành phố Petra tráng lệ ở Jordan.
Cũng như nông nghiệp, họ đã phát triển hệ thống chính trị, nghệ thuật, kỹ thuật, đá, thiên văn học và thể hiện hiểu biết về thủy lực đáng kinh ngạc, bao gồm cả việc xây dựng các giếng, bể chứa nước và cống.
Một điều đáng ngạc nhiên là Lâu đài Cô độc chưa bao giờ được được hoàn thành. Thật không may, rất khó có khả năng chúng ta sẽ tìm ra ngôi mộ này được xây cho ai. Cũng không thể biết lý do dự án này bị từ bỏ.
Song sự không hoàn chỉnh của Qasr al-Farid cho thấy một cái gì đó trêu ngươi về cách nó được xây dựng. Vì chất lượng công trình khó khăn hơn ở phần dưới của mặt tiền lăng mộ, nên có ý kiến cho rằng nó đã được chế tác từ trên xuống, tựa như anh thợ mộc đẽo gọt tấm gỗ vậy. Cũng có các di tích tương tự khác cũng được thực hiện theo cách như vậy.
Vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, Con đường Hương liệu suy tàn do cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế mà Đế chế La Mã phải đối mặt. Do đó, nhiều thị trấn dọc theo tuyến đường thương mại này cũng bị ảnh hưởng. Ngay cả Medain Salih, từng là một vị trí quan trọng, cũng không ngoại lệ, và cuối cùng bị thu hẹp thành một ngôi làng nhỏ. Du khách Ả Rập thế kỷ 10 đã viết rằng thời ấy, Madâin Sâlih chỉ là một ốc đảo nhỏ với sinh hoạt xoay quanh giếng và nông nghiệp.
Không thể phủ nhận đây là một sự tương phản rõ rệt so với thời hoàng kim trước đó, khi các thương nhân và lạc đà chở đầy hương liệu của Ả Rập sẽ nô nức trên đường về phía bắc.
Tuy nhiên, Qasr al-Farid và những ngôi mộ khác được xây dựng bởi người Nabataean vẫn là một minh chứng cho sự vĩ đại mà Madâin Sâlih từng có.
Những công trình khác ở Mada'in Saleh:
Xem thêm: Đường cao tốc ngoài Trái đất: Bạn có muốn nhìn thấy người ngoài hành tinh? |
Phong Sa