Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Khám phá những di sản thế giới UNESCO năm 2019 (Phần 2)

Chủ nhật, 10/11/2019, 10:00 GMT+7
Năm 2019, nhiều địa danh nhân tạo và tự nhiên đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, mỗi nơi đều có vẻ đẹp riêng, mang đầy giá trị văn hóa, lịch sử.
test

Trong chuyến khám phá phần 2, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều địa điểm mới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2019 như: Học viện Nho giáo Hàn Quốc Seowon, Thành phố Bagan,...


Học viện Nho giáo Seowon - Hàn Quốc

Seowon là Học viện Nho giáo được xây dựng đầu tiên ở Hàn Quốc dưới triều đại Joseon (1392 - 1910), đây là một trong những địa danh tiềm năng cho vị trí di sản văn hóa thế giới. Đây được biết đến là một khu phức hợp gồm 11 giảng đường Nho giáo và khu ký túc xá, khu phức hợp này nằm ở một thị trấn phía đông nam, cách Seoul 160 km. 

Học viện này có nhiều tòa nhà riêng biệt bao gồm: Eung-dang, -dang Jeonghoe và Yangseong –dang. Kiến trúc mái nhà gỗ được xem là một nét đặc sắc của Eungdodang.

 
unescoẢnh: pinterest.com

Seowon trước kia vốn chỉ dành cho các nam sinh có dòng dõi quý tộc, với mục đích truyền bá Nho giáo và là nơi hội tụ những trí thức hàng đầu của “Vương quốc Ẩn sĩ”.

Ngày nay, Học viện Nho giáo Seowon là điểm du lịch văn hóa nổi tiếng hàng đầu Hàn Quốc, thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch ghé thăm mỗi năm.


Thành phố cổ Bagan - Myanmar 

Nằm trên bờ sông Ayeyarwady ở vùng đồng bằng trung tâm của Myanmar, Bagan là một vùng đất linh thiêng, nổi bật với hàng loạt các công trình kiến trúc Phật Giáo đặc biệt. 

Khu vực trung tâm Bagan gồm có nhiều đền, bảo tháp, tu viện và nơi hành hương, cũng như các di tích khảo cổ, bích họa và điêu khắc. Các di tích này mang bằng chứng ngoạn mục về đỉnh cao của nền văn minh Bagan (từ thế kỷ thứ 11- thế kỷ 13) khi địa điểm này là thủ đô của một đế chế. Quần thể kiến ​​trúc Bagan phản ánh sức mạnh tôn sùng Phật giáo của một đế chế tôn giáo ở vùng đất Myanmar thời bấy giờ.

Những ngôi chùa ở Bagan có hai dạng chính, đặc và rỗng. Chùa dạng đặc thường có hình trụ hoặc nón, phía trên thuôn lại thành chóp nhọn, bên trong chùa chỉ có một phòng để chứa thánh tích. Còn những ngôi chùa dạng rỗng có bề ngoài tương tự kim tự tháp và có một hoặc bốn cửa chính, đây là nơi thiền định và thờ phụng.

Ngày 06/07/2019, khu di tích thành phố cổ Bagan được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nơi đây trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch quan trọng của Myanmar.

 
unescoẢnh: Angendatour.com


Vùng khai thác Erzoltirge - Krusnohori - Cộng hòa Séc và Đức

Khu vực khai thác mỏ Erzoltirge - Krusnohori (Núi Ore) trải dài một vùng ở phía đông nam nước Đức và phía tây bắc Cộng hòa Séc, nơi chứa nhiều kim loại khai thác từ Trung Đông. 

Khu vực khai thác mỏ này trở thành nguồn quặng bạc quan trọng nhất ở châu  Âu từ năm 1460 đến 1560 và là tác nhân thúc đẩy đổi mới công nghệ. Thiếc trong lịch sử là kim loại thứ hai được khai thác và xử lý tại vùng này. Vào cuối thế kỷ 19, khu vực này đã trở thành nơi sản xuất uranium toàn cầu. Cảnh quan văn hóa của dãy núi Ore đã được định hình sâu sắc bởi 800 năm khai thác gần như liên tục, từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 20, với việc khai thác, hệ thống quản lý nước, khu chế biến và luyện khoáng và các thành phố khai thác.

Ngày nay khu vực khai thác mỏ Erzoltirge - Krusnohori được đặc trưng bởi rất nhiều di tích lịch sử phần lớn vẫn còn nguyên bản, các cơ sở khai thác, cũng như nhiều di tích và bộ sưu tập cá nhân liên quan đến ngành công nghiệp khai thác lịch sử của khu vực. Bản sắc và tính xác thực của cảnh quan di sản khai mỏ trên dãy núi Quặng ở cả hai bên biên giới Đức-Cộng hòa Séc không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. 

Ngày 6/7/2019, vùng khai thác Erzoltirge - Krusnohori đã được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO.

 
Khám phá những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2019Ảnh: dw.com


Hệ thống quản lý nước của Augsburg - Đức

Thành phố Augsburg, một thành phố lớn độc lập, nằm trong miền nam nước Đức thuộc bang Bayern, nơi đây nổi tiếng thế giới với hệ thống quản lý nước hàng trăm năm tuổi, mang đầy giá trị lịch sử. 

Hệ thống quản lý nước của thành phố Augsburg đã phát triển theo các giai đoạn liên tiếp từ thế kỷ 14 đến ngày nay. Khu vực này bao gồm một mạng lưới kênh rạch, tháp nước có niên đại từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, nơi chứa máy móc bơm, hội trường bán thịt làm mát bằng nước, một hệ thống gồm ba đài phun nước và nhà máy thủy điện. 

Công trình Augsburg vẫn hoạt động và tiếp tục cung cấp năng lượng bền vững cho đến ngày nay. Những đổi mới công nghệ được tạo ra bởi hệ thống quản lý nước này đã giúp thành lập Augsburg như một công ty tiên phong trong kỹ thuật thủy lực. Đây được xem như biểu tượng văn hóa - lịch sử của thành phố Augsburg cổ kính nói riêng và nước Đức nói chung.

Ngày 6/7/2019, hệ thống quản lý nước của thành phố Augsburg đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, và là niềm tự hào của người dân nước Đức.

 
Khám phá những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2019Ảnh: cnn.com


Khu lăng mộ cổ đại Mozu- Nhật Bản

Cụm lăng mộ cổ Mozu là một trong 3 khu lăng mộ lớn nhất thế giới cùng với Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập và Lăng của Hoàng đế Tần đầu tiên ở Trung Quốc.

Lăng mộ Mozu tọa lạc trên một cao nguyên thuộc vùng Sakai, trải dài từ thành phố Habikino đến thành phố Fujiidera, tỉnh Osaka. Đây là nơi còn tồn tại 49 ụ đất chôn cất được trang trí công phu dành cho giới thượng lưu trong thời kỳ Kofun (từ thế kỷ 3 đến thế kỷ 6) tại Nhật Bản.

Ban đầu, nơi đây sở hữu hơn 100 ngôi mộ, tuy nhiên ngày nay, cụm mộ chôn cất này hiện còn lưu giữ 44 ngôi mộ cổ, tập trung quanh Lăng mộ Hoàng đế Nintoku, Lăng mộ Hoàng đế Richu và Lăng mộ Hoàng đế Hanzei. Trong số đó, ngôi mộ lớn hình lỗ khóa dài tới 486m chính là “Lăng mộ Hoàng đế Nintoku”.

Các chuyên gia cho biết những ngôi mộ cổ này không chỉ cho thấy kỹ thuật xây dựng phát triển cao của thời kì cổ đại mà nó còn chứa giá trị to lớn trong việc nghiên cứu sự hình thành đất nước Nhật Bản. 

Với giá trị lịch sử vô cùng to lớn của nó, ngày 6/7/2019, cụm lăng mộ Mozu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

 
Khám phá những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2019Ảnh: news.artnet.com


Vùng khai thác đá lửa sọc thời tiền sử Krzemionki - Ba Lan

Krzemionki, hay Krzemionki Opatowskie, là một phức hệ mỏ đá lửa ở thời kỳ đồ đá mới và đầu thời kỳ đồ đồng để khai thác dải đá lửa ở Kỉ Jura vào khoảng thời gian địa chất Oxford, nằm cách khoảng 8 km về phía đông bắc thành phố Ostrowiec Swietokrzyski của Ba Lan. Đây là một trong những khu mỏ đá lửa tiền sử lớn nhất được biết đến ở châu  Âu.

Krzemionki là một tập hợp của bốn địa điểm khai thác, có niên đại từ thời kỳ đồ đá mới đến thời đại đồ đồng (khoảng 3900 đến 1600 trước Công nguyên). Đá lửa sọc chủ yếu được sử dụng để làm rìu. Với các cấu trúc khai thác ngầm, xưởng đá lửa và khoảng 4.000 trục và hố, khu vực này có một trong những hệ thống khai thác và xử lý đá lửa ngầm thời tiền sử toàn diện nhất được xác định cho đến nay. Di tích này cung cấp thông tin về cuộc sống và công việc tại các khu định cư thời tiền sử và là bằng chứng cho một truyền thống văn hóa đã bị tuyệt chủng.

Di tích Kremionki là nhân chứng đặc biệt về tầm quan trọng của thời kỳ tiền sử và khai thác đá lửa để sản xuất công cụ lao động trong lịch sử loài người. Vào ngày 6/72019, với giá trị văn hóa - lịch sử vô cùng to lớn, khu vực khai thác đá lửa thời tiền sử Krzemionki đã được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO.

 
Khám phá những địa danh được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 2019Ảnh: flickr.com
 

 
 
 Viết Chiến (tổng hợp) - Dulichvietnam.com.vn 

Theo báo Thể thao Việt Nam
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc