Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Hòn đảo dưa hấu của Mai An Tiêm bây giờ ra sao?

Thứ hai, 08/04/2019, 09:39 GMT+7
 Trong kho tàng văn học Việt Nam, hầu hết không ai không biết đến sự tích Quả dưa hấu kể về anh chàng Mai An Tiêm và công cuộc xây dựng sự nghiệp trên vùng đảo hoang. Nhưng ít ai biết rằng hòn đảo ấy đang nằm ở đâu. 
quảng cáo
Mai An Tiêm người đã có công khai hoang, trồng và đưa dưa hấu về đất liền, từ đó hòn đảo nơi Mai An Tiêm sống đã trở thành vùng đất cho ra những quả dưa hấu ngon nhất ngày nay. Hãy cùng tìm hiểu xem hòn đảo Mai An Tiêm sống năm ấy bây giờ ra sao nhé!
 
  Sự tích Quả dưa hấu nói về chàng trai tên Mai An Tiêm
Sự tích Quả dưa hấu nói về chàng trai tên Mai An Tiêm
 

Sơ lược truyền thuyết Mai An Tiêm
 

Tương truyền câu chuyện bắt nguồn từ đời Hùng Vương thứ XVII, vua Hùng có mua một bé trai người ngoại quốc về làm đầy tớ. Vì lanh lợi nên Vua rất yêu mến, nhận cậu làm con nuôi, đặt tên là Mai An Tiêm. Được vua tin dùng, Mai An Tiêm được sống trong vinh hoa phú quý và được nhiều người quý mến. Vua Hùng đã gã con gái của mình cho Mai An Tiêm. 
 
 Mai An Tiêm được Vua gã con gái cho
Mai An Tiêm được Vua gã con gái cho
 
Quan niệm của Mai An Tiêm cho rằng “Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ” Câu nói kia đến tai vua, khiến Hùng Vương nổi giận, đày An Tiêm và cả gia đình ra ngoài hoang đảo. Tưởng chừng không thể sống sót trên đảo cuộc sống rất vất vả. Nhưng lạ thay Mai An Tiêm phát hiện một đàn chim bay từ phương Tây đến, thả các hạt màu đen lên cát. Mai An Tiêm đem những hạt đó trồng ít lâu hạt đơm hoa kết trái, chim đến khoét quả để ăn. 
 
 Mai An Tiêm bắt đầu sự nghiệp với những hạt giống
Mai An Tiêm bắt đầu sự nghiệp với những hạt giống

Thấy chim ăn quả mà không sao nên gia đình Mai An Tiêm ăn thử và phát hiện quả đó rất mát và ngọt, thứ quả ấy chính là quả dưa hấu. Mai An Tiêm lấy hạt trồng tiếp nhiều vụ sau đó, đổi với tàu buôn lấy gạo nuôi sống gia đình. Sau này khi những quả dưa hấu đến tay vua, vua Hùng nhận ra An Tiêm đã nói đúng, cho gọi về trả lại tước vị, lại ban thêm nhiều vinh hoa phú quý.
 
 Vua gọi gia đình Mai An Tiêm về khi ăn thử dưa hấu
Vua gọi gia đình Mai An Tiêm về khi ăn thử dưa hấu

>>> Xem thêm: Tour Sài Gòn - Phú Quốc 3N2Đ siêu khuyến mãi vé máy bay chỉ từ 3.xxx K
phú quốc 3 ngày 2 đêm

 

Sự thật về hòn đảo Mai An Tiêm
 

Tương truyền, hòn đảo nơi Mai An Tiêm bị đày và sinh sống đến sau này dần dần được bồi đắp trở thành đất liền, người dân đến sinh sống ngày đông hơn, dựng thành làng ấp và đặt tên là làng Mai An, còn gọi là Mai Thôn, nay thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 
 
 Hòn đảo Mai An Tiêm sinh sống hiện thuộc tỉnh Thanh Hóa
Hòn đảo Mai An Tiêm sinh sống hiện thuộc tỉnh Thanh Hóa

Nơi đây được xem là vùng đất gốc nên là nơi trồng dưa ngon nhất nước; người dân ở đây tôn vợ chồng Mai An Tiêm là "Bố Cái dưa hấu" hay "ông bà tổ dưa tây" và thờ cúng. Theo sách Lĩnh Nam chích quái liệt truyện khi đến lễ bái đều lấy quả dưa Tây (dưa hấu) qua làm đồ tế tự. Về xuất xứ, quả dưa hấu ban đầu có tên là Tây qua vì được chim tha từ phía Tây đến. Xét theo khoa học nguồn gốc của loại quả này ở vùng Tây Á có tên Ả-rập là Baticha, tiếng Pháp là Pasteque. Về sau được gọi là dưa hấu, vì sau khi dâng lên Vua ăn thấy ngọt mát thấu dạ nên truyền đặt là dưa thấu, chữ thấu ở đây còn hàm ý Vua đã thấu hiểu được sự cố gắng và tấm lòng của Mai An Tiêm. Sau này được đọc chệch gọi là dưa hấu theo tiếng địa phương.
 
 Ngôi đền thờ Mai An Tiêm ở Nga Sơn
Ngôi đền thờ Mai An Tiêm ở Nga Sơn
 

Sự phát triển của vùng đất dưa hấu
 

Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt là thủy nguồn của những vị nhân, vị vua khai thiên lập địa như: nhà Tiền Lê, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, chúa Trịnh hay chúa Nguyễn. Nơi đây còn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú như nem chua, gỏi cá nhệch. Làng nghề thủ công như: làng chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng, vải tơ Nam Định, lụa Hà Đông. 
 
Nếu như cách đây chỉ khoảng 5 năm Nga Sơn còn khó khăn do áp lực cạnh tranh chỉ có vài hộ giữ nghề truyền thống này. Nhưng những năm gần đây được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ngành dưa hấu nơi đây đã phát triển hơn hẳn.
 
 Dưa hấu mùa thu hoạch trên đất Nga Sơn
Dưa hấu mùa thu hoạch trên đất Nga Sơn


Ảnh hưởng của truyền thuyết Mai An Tiêm đến đời sống hiện nay
 

Năm 2014, trong lễ trao giải WeChoice Awards ban tổ chức đã chọn câu chuyện của Mai An Tiêm làm chủ đề lễ trao giải năm đó. Mai An Tiêm được cho là đại diện cho thế hệ thanh niên, dám nghĩ, dám làm, không trong chờ vào sự sắp đặt hay ban phước từ người khác cùng với quan niệm riêng của mình: “Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Chính điều này là đã làm nên động lực cho thanh niên ngày nay học hỏi và nôi theo.
 
 Mai An Tiêm được lấy làm chủ đề cho We Choice Adwards 2014
Mai An Tiêm được lấy làm chủ đề cho We Choice Adwards 2014

Đối với ngành Marketing, truyền thuyết Mai An Tiêm được xem là một trong những hình thức quảng cáo đầu tiên. Khi Mai An Tiêm khắc tên lên quả dưa và thả xuống dòng sông để mọi người biết đến loại quả này. Cách này được xem là hiệu quả và được áp dụng rộng rãi đến tận bây giờ và phát triển theo thời đại.
 
 Khắc chữ lên dưa hấu được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả
Khắc chữ lên dưa hấu được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả

Truyền thuyết Mai An Tiêm mang lại những giá trị nhân văn về giá trị, cách sống, cách nghĩ, triết lý sống cho người Việt ta ngày nay lẫn mai sau. Dưa hấu một loại quả thơm mát, thanh ngọt và là một nghề truyền thống của người dân Nga Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung. Hãy cùng tìm hiểu và phát huy những giá trị truyền thống của người Việt nhé!
Kim Phụng
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)