Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Biển tự tách đôi hay trời sao dưới lòng đất: Loạt hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thực

Thứ ba, 28/07/2020, 08:00 GMT+7

Đấng tạo hóa luôn biết cách khiến chúng ta phải tò mò đến kinh ngạc trước những hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo, như bầu trời sao dưới lòng đất hay biển bất ngờ "rẽ sóng".

quảng cáo

Trên thế giới có nhiều địa danh nổi tiếng được xem như sự kỳ diệu của tạo hóa mà chỉ mới ngắm nhìn thôi đã thấy lòng sục sôi, chộn rộn, muốn đến tận nơi để khám phá. Và vẻ đẹp siêu thực của 5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó.
 

Biển tự tách đôi: Hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ở Hàn Quốc

Hàn Quốc có một con đường đất đá rộng lớn nối liền hai hòn đảo: Jindo và Modo. Điều kỳ lạ là con đường này dành phần lớn thời gian trong năm ngủ say dưới đại dương sâu thẳm, tuy nhiên, cứ hai đến ba lần một năm (thường vào khoảng tháng 3 và tháng 6), nó lại nhô lên mặt nước và tách đôi vùng biển của hai đảo ra. Đến nay, Con đường kỳ lạ cùng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này vẫn là một kho báu bí mật của Hàn Quốc.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcHiện tượng Biển tự tách đôi ở Hàn Quốc. Ảnh: Sjsch

Theo tiết lộ của người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40m. Những ngày xảy ra hiện tượng biển tách làm đôi để lộ ra con đường giữa biển, nơi đây lại đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. 
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcTheo người dân địa phương, con đường có chiều dài khoảng 2,9 km và rộng khoảng 40m. Ảnh: Witness Thru Fitness

Họ cùng nhau đi trên con đường kỳ ảo, thong thả ngắm cảnh vật, chụp ảnh lưu niệm hay thậm chí là bắt sò, ốc, rong biển... mà không hề sợ hãi việc con đường bị sụt xuống hay xảy ra bất trắc gì.

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH HÀN QUỐC KHUYẾN MÃI
 
  >> HCM - Seoul - Nami - Everland 5 Ngày giá từ 10,990,000 đồng
  >> Hà Nội - Seoul - Đảo Jeju - Nami 6 Ngày giá từ 17,990,000 đồng
 


Gate to hell: Cổng địa ngục rực cháy giữa sa mạc Karakum

Nằm giữa sa mạc Karakum, Turkmenistan, Trung Á, miệng núi lửa Darvaza được biết đến với cái tên “Gate To Hell” hay còn gọi cánh cổng tới địa ngục. Đây là một trong những địa điểm diễn ra hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo đáng chú ý nhất khu vực Turkmenistan.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcGate to hell - Cổng địa ngục rực cháy giữa sa mạc Karakum. Ảnh: Atlas Obcura

Theo các nhà khoa học, “Gate To Hell” được hình thành do sai lầm trong quá trình thăm dò địa chất năm 1971. Một giàn khoan đã vô tình đâm vào hang khí tự nhiên khổng lồ dưới lòng đất. Tuy không để lại thương vong về người, toàn bộ phần mặt đất dưới mũi khoan nhanh chóng đổ sụp xuống và tạo thành hố khổng lồ có đường kính khoảng 70m.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcGates To Hell trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực. Ảnh: Muslim

Chính phủ Turkmenistan từng quan ngại rằng sự xuất hiện của miệng núi lửa Darvaza sẽ làm giảm danh tiếng của nơi đây. Bởi vậy, không ít cuộc nói chuyện nghiêm túc về việc dập tắt hoàn toàn miệng núi lửa được diễn ra. Ngược lại với nỗi lo ấy, Gates To Hell trở thành điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực.
 

Waitomo Glowworm: Bầu trời sao dưới lòng đất ở New Zealand

Hang động Waitomo Glowworm thuộc đảo Bắc, New Zealand nổi tiếng với vô vàn những con đom đóm phát ra ánh sáng kỳ diệu trông hệt như một bầu trời sao dưới lòng đất. Bất cứ ai khi lần đầu đặt chân tới đây đều phải ngỡ ngàng trước hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo này.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcWaitomo Glowworm: Bầu trời sao dưới lòng đất ở New Zealand. Ảnh: Waitomo

Ánh sáng dịu chiếu vào những dây ấu trùng rủ xuống như pha lê được tạo ra từ loài Arachnocampa luminosa, một loài đom đóm chỉ sống ở New Zealand.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcÁnh sáng dịu chiếu vào những dây ấu trùng rủ xuống như pha lê được tạo ra từ loài Arachnocampa luminosa. Ảnh: Tripadvisor

Trong suốt những năm qua, các nhà khoa học theo dõi hang động hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng con người sẽ không bao giờ mất đi kho tàng thiên nhiên kỳ diệu này. Bên cạnh các thuộc địa đom đóm, du khách sẽ thấy kinh ngạc hơn nữa khi được chiêm ngưỡng những sinh vật và những tầng đá vôi tuyệt đẹp khác.
 

Fly Geyser: Hiện tượng phun trào kỳ ảo ở Mỹ

Mạch nước phun Fly Geyser được hình thành trong quá trình khoan giếng ở bang Nevada vào năm 1964 do các khoáng chất theo nước phun trào lên từ điểm khoan giếng và tích tụ thành khối hình nón trên bề mặt.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcFly Geyser: Mạch nước nóng phun trào ở Mỹ. Ảnh: All that’s interesting

Những mạch phun để lại các cột nước cao tới 1,5m tính từ mặt giếng. Trong nước có nhiều loại chất khoáng khác nhau, bao gồm cả dioxit lưu huỳnh. Chính màu của các khoáng chất kết hợp với tảo tạo thành hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có quanh mạch nước phun này.
 

Sét Catatumbo: Cơn bão không nguôi giữa bầu trời Venezuela

Sét Catatumbo là hiện tượng khí quyển đặc biệt ở Venezuela. Nó chỉ xảy ra tại cửa sông Catatumbo - khu vực đổ vào hồ Maracaibo, bang Zulia, phía tây bắc đất nước. Đây là nơi ghi nhận số lượng và tần suất sét đánh nhiều nhất trên thế giới. Sét Catatumbo bắt nguồn từ những đám mây bão lớn ở độ cao trên 5.000m.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcSét Catatumbo: Cơn bão không nguôi giữa bầu trời Venezuela. Ảnh: Alan Highton

Tùy vào độ ẩm của không khí trong đêm, những tia sét xuất hiện với màu sắc khác nhau và thậm chí chuyển màu chỉ trong một đêm. Khi độ ẩm cao, các giọt nước trong không khí rất nhỏ. Chúng như những lăng kính giúp tán xạ ánh sáng và tạo ra những tia sét tuyệt đẹp đủ màu sắc từ đỏ rực, hồng, cam tới tím. Khi độ ẩm thấp, những tia sét có màu trắng.
 

5 hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo ngỡ như không có thựcNhững tia sét tuyệt đẹp đủ màu sắc từ đỏ rực, hồng, cam tới tím. Ảnh: Flickr

Đến nay, cả người dân và giới khoa học đã đưa ra nhiều lý giải cho hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Tuy nhiên, lời giải thích phổ biến nhất cho hiện tượng độc đáo này là do sự kết hợp của địa hình hồ Maracaibo và khí quyển tại khu vực, chẳng hạn như gió và nhiệt độ là nguyên nhân hình thành, phát triển các cơn bão lớn.

 

Xem thêm: Thác nước hóa đá ở Mexico: Một hiện tượng kỳ thú hiếm gặp

 

Lê Vân

Theo Báo Thể thao Việt Nam
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)