Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Du xuân đầu năm với những lễ hội miền Bắc được mong chờ nhất

Thứ ba, 19/02/2019, 11:05 GMT+7
Cứ hàng năm sau dịp Tết Nguyên đán, người dân Việt Nam lại nô nức kéo nhau vi vu khắp nơi du xuân, tham gia những lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương. Và nếu bạn đang ở miền Bắc, chẳng cần phải đi đâu xa bởi có 6 lễ hội lớn đặc sắc nhất không nên bỏ qua dịp đầu năm mới. 
test

1. Lễ hội chùa Hương ở Hà Nội
 

Đi lễ chùa đầu năm không thể bỏ qua lễ hội chùa Hương bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 Âm lịch. Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hàng năm chùa Hương đón cả triệu lượt khách hành hương từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc. 
 
lễ hội miền Bắc
Lễ khai hội chùa Hương được đông đảo khách du lịch tham gia 

Đây là lễ hội kéo dài nhất Việt Nam, không chỉ là địa điểm linh thiêng để ghé thăm đầu năm cầu may mắn, lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … 
 
Để vào cổng tham quan, năm nay giá vé là 50 nghìn đồng/khách, đi đò 40 nghìn đồng/khách, giá vé không tăng nhiều so với những năm trước. Từ khhi có cáp treo, du khách thường vãn cảnh và đi lễ Chùa Hương trong một ngày khá thuận tiện. 
 

2. Lễ hội Lim ở Bắc Ninh 
 

“Tháng Giêng đi trảy Hội Lim
Tôi mê câu hát đi tìm lời xưa…” (Đỗ Lương Hiền) 
 
Đến hẹn lại lên, hội Lim vào mỗi dịp xuân về như níu chân du khách thập phương trong nỗi niềm hân hoan, háo hức. Đây là lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Ninh và cũng là một trong những lễ hội được mong chờ nhất tại miền Bắc.
 
lễ hội miền Bắc
Các liền anh, liền chị ngân nga những câu quan họ đầy da diết tại hội Lim, Bắc Ninh 

Được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh, hội Lim là môt nét văn hóa lâu đời đặc trưng cho vùng Kinh Bắc, là điểm dừng chân của du khách thập phương ngày xuân. Đến đây bạn không chỉ được nghe những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng, da diết mà còn có dịp tham gia những trò chưi dân gian đặc sắc như  đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.. 

Qua bao năm lịch sử và phát triển, hội Lim không hề bị ảnh hưởng bởi sự xô bồ của hiện tại mà vẫn lưu trữ được những nét văn hóa truyền thống quý báu của người Việt ta. 
 

3. Lễ hội Yên Tử ở Quảng Ninh 
 

Vùng núi Yên Tử, nơi phát tích của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất cả nước mỗi dịp Tết đến xuân sang – lễ hội Yên Tử. Người xưa có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”, du khách đến đất Yên Tử để du xuân, để chiêm ngưỡng cảnh đẹp, cũng là để lễ Phaajjt cầu may trong không gian núi rừng miền Bắc.
 
lễ hội miền Bắc
Hàng năm cứ mùng 10 tháng giêng âm lịch, du khách nô nức kéo về Quảng Ninh dự lễ hội Yên Tử 
 

Chính thức khai mạc vào ngày 10/1 âm lịch tức 14/2 Dương lịch, lễ hội yên Tử bao gồm hàng loạt nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử…và các tiết mục nghệ thuật truyền thống đáng được mong đợi. 
 

4. Lễ hội đền Trần ở Nam Định 
 

Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của  14 vị vua Trần và khai ấn đền Trần.
 
Tuy chỉ diễn ra trong vòng 3 ngày nhưng năm nào lễ hội đền Trần Nam định cũng thu hút đông đảo du khách và nhân dân, nhiều người tìm đến để xin bằng được ấn đền Trần, cầu mong năm mới mọi sự an lành, may mắn và phát tài.  
 
lễ hội miền Bắc
Lễ khai ấn tại đền Trần - Nam Định được nhiều người dân mong chờ 

Ngoài phần lễ, phần hội có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá phong phú, độc đáo như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, đấu vật, múa lân, chơi cờ thẻ, đi cầu kiều, hát văn, múa bài bông,…, những nét sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc. 
 

5. Hội chùa Keo ở Thái Bình 
 

Ai về quê lúa Thái Bình không thể bỏ qua hội chùa Keo tại  xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất Việt Nam. Một năm chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch.  
 
lễ hội miền Bắc
"Ai về trẩy hội chùa Keo..."

Lễ hội chùa Keo với tục thờ thiền sư Không Lộ với các lễ thức vừa mang tính lễ hội nông nghiệp của mảnh đất quê lúa, đua tài giải trí, vừa mang tính chất của một lễ hội lịch sử. Bên cạnh đó là hoạt hoạt động vui hội như: Thi gói bánh chưng, bơi chải; rước thuyền, các trò thi bắt ếch, tung lưới, thổi cơm, bắt vịt, đập niêu... rất hấp dẫn. 
 

6. Lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ 
 

Là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước, vào mỗi dịp tháng 3 Âm lịch, người dân lại nô nức kéo nhau về Phú Thọ tham gia lễ hội Đền Hùng nổi tiếng. Hội đền Hùng diễn ra từ ngày 06/3 đến ngày 10/3 (âm lịch), là một lễ hội quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. 
 
lễ hội miền Bắc
Lễ hội đền Hùng Phú Thọ năm nào cũng thu hút đông đảo khách thập phương 

Năm nay lễ hội đền Hùng diễn ra vào ngày 14/4 Dương lịch, ngoài phần lễ còn tổ chức các hoạt động thú vị như: hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, Liên hoan hát Xoan, hội thi bơi Chải, triển lãm, tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng… 
Ngọc Quỳnh
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc