Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/luhanhviet/domains/dulichvietnam.com.vn/public_html/modules/news/includes/class-widget.php on line 0
Điều gì khiến sóng thần Indonesia không thể cảnh báo trước?
Banner Movi
Banner Chuyến Bay Hồi Hương

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không thể cảnh báo trước?

Thứ hai, 24/12/2018, 16:32 GMT+7
Khoảng 21h30, tối ngày 22/12, theo giờ địa phương, cơn sóng thần đã bất ngờ tấn công bờ biển của Serang, Pandeglang và Nam Lampung (Indonesia) đã khiến ít nhất hơn 373 người thiệt mạng. Tuy nhiên, điều làm người ta chú ý khi sóng thần Indonesia lần này không phải do động đất trước đó gây nên…
test

Núi lửa Anak Krakatau được nhận định phun trào dưới nước, có thể gây ra một trận lở đất dưới đáy biển, từ đó khởi phát trận sóng thần Indonesia tấn công eo biển Sunda.

Các chuyên gia đã nhanh chóng nắm được nguyên nhân chính xác tạo ra sóng thần cho đến khi có thể tiến hành giám sát bằng Sonar, một kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh dưới nước để tìm đường di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện các đối tượng khác nhau ở nhiều độ sâu khác nhau. Nhưng việc áp dụng Sonar được các chuyên gia quốc tế coi là quá nguy hiểm vào thời điểm hiện nay.

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không được cảnh báo trước?
Núi lửa Krakatau phun trào ngoài khơi bờ biển Indonesia

Phó Giáo sư David Kennedy, Đại học Melbourne, Úc cho biết, công việc này có thể được thực hiện bằng các tàu tương đối nhỏ, dài 10m, sử dụng sonar đa tia, về cơ bản cần mạnh hơn của công cụ trong nghiên cứu sinh vật biển.


Ông Kenedy cho rằng, nếu một mạng lưới phao cảnh báo sóng thần được đặt xung quanh Anak Krakatau, rất có thể thảm họa đã không xảy đến bất ngờ như thế. Tuy nhiên chi phí để hiện thực hóa điều đó không phải nơi đâu cũng có thể làm được.

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không được cảnh báo trước?
Những khung cảnh sau sóng thần đêm ngày 22/12 tại Indonesia...

Trong trường hợp sóng thần gây ra bởi động đất, Trái đất rung chuyển có thể đóng vai trò như một lời cảnh báo nhưng hiện tượng này khó khăn hơn nhiều để cảnh báo trong trường hợp sóng thần từ phun trào núi lửa.

Sau khi động đất xảy ra, nếu nước biển đột ngột rút ra xa bờ. Mọi người sẽ hiểu nguy cơ xảy ra sóng thần đang rất cao và hoàn toàn có thể trú ẩn lên một địa điểm cao hơn so với mặt đất còn trong thảm họa sóng thần Indonesia mới đây, mọi chuyện đã không xảy ra như thế.

Phó Giáo sư Kennedy cũng thẳng thắn nhìn nhận, sự phát triển của ngành du lịch Indonesia khiến dân số sinh sống ven bờ biển cũng như sự phổ biến của các khu nghỉ dưỡng khiến nhiều người dân địa phương, du khách có nguy cơ bị tổn thương bởi sóng thần.

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không được cảnh báo trước?

Đây không phải lần đầu tiên, núi lửa Anak Krakatau phun trào gây ra thảm họa thiên nhiên tồi tệ. Năm 1883, vụ phun trào tại Krakatau đã tạo ra sóng thần lên tới hơn 36m, khiến 36.000 người thiệt mạng

Âm thanh của vụ nổ đạt tới 180 dB ở khoảng cách 160 km. Bất cứ ai ở trong khoảng cách 20 km đã chịu đựng âm thanh 200 dB. Thậm chí, nó còn làm cho tất cả các phong vũ biểu (dụng cụ dùng để đo áp suất khí quyển) ở Luân Đôn giật cao lên gấp 7 lần và cả thế giới rung chuyển trong vài phút. 10 ngày sau thảm họa, Trái đất chìm trong khói bụi. Nhiệt độ toàn cầu giảm và sự gián đoạn khí hậu kéo dài tới 5 năm.

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không được cảnh báo trước?

Krakatau tạm ngừng hoạt động cho đến cuối năm 1927, khi một vụ phun trào mới bắt đầu dưới đáy biển. Năm 1928, một hòn đảo hình nón đang nổi lên trên đại dương. Hai năm sau, nó trở thành một hòn đảo tên là Anak Krakatau trẻ bên cạnh đảo núi lửa Krakatau.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo yêu cầu thực hiện các bước cần thiết, nhanh chóng tìm kiếm nạn nhân còn đang mất tích, chăm sóc những người bị thương 

Điều gì khiến sóng thần Indonesia không được cảnh báo trước?

Các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang tiếp tục khẩn trương ở Indonesia sau một trận sóng thần ở eo biển Sunda đã cướp đi sinh mạng của ít nhất hơn 373 người.

Hơn 1.000 người bị thương và 11.600 người phải sơ tán khẩn cấp trong đó huyện Pandeglang, ở mũi phía tây của đảo Java bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 207 người thiệt mạng và 755 người bị thương.
 
Ngọc Phan
Theo Báo Du lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc