Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Các hoạt động thường niên trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Chủ nhật, 03/02/2019, 12:13 GMT+7
Trang hoàng nhà cửa, dựng cây nêu, gói bánh chưng, xông đất đầu năm, chúc Tết…là những hoạt động thường niên trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những hoạt động này có ý nghĩa gì ở bài viết bên dưới nhé.
test

Đưa ông Táo về trời
 

Hằng năm vào ngày 23 tháng 12 âm lịch hay còn gọi là Tết ông Công, người Việt sẽ làm lễ để tiễn Ông về trời. Theo truyền thống dân gian nước ta, Táo Quân là tên gọi của ba vị thần Đất, Nhà và Bếp núc. Người dân quan niệm, thần Táo là người đem phước đức cho gia đình, vì thế phải cúng kính thật tươm tất với mong muốn lấy lòng, để khi ông Táo về tâu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.
 
hình

Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cúng ông Táo sẽ khác nhau nhưng lễ cúng thường có: hoa quả, ba bộ đồ ông Táo, nhang đèn, xôi, chè, gà luộc và cá chép. Cá chép là một trong những lễ vật không thể thiếu vì theo sự tích Trung Hoa thì cá chép được gọi là Lý Ngư, con vật thông minh nhất thủy tộc, khi chúng vượt thành công Vũ Môn sẽ hóa rồng. Chính vì vậy, nó mới có thể đưa ông Táo về trời nhanh chóng, thuận lợi hơn bất kỳ con vật nào khác.
 

Trang hoàng nhà cửa
 

Tết là thời điểm mà các thành viên trong gia đình phải dành thời gian dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ từ ngoài ngõ đến trong nhà, lau chùi từng ngóc ngách; vứt bỏ rác rưởi, những đồ dùng đã cũ không thể dùng được nữa. Tiếp theo là sắp xếp lại đồ dùng mới, áo quần, hoa Tết.
 
Sau những ngày dọn dẹp vất cả, ngôi nhà trở nên sạch sẽ, bóng loáng đem lại không khí vui tươi mà may mắn cho gia đình. Người Việt còn cho rằng, những ngày đầu năm không nên quét nhà bởi tài lộc, tiền tài sẽ theo đó mà cuốn đi ra ngoài. Đến ngày mùng ba hoặc mùng bốn khi tiễn ông bà về thì mới quét nhà. 
 

Tục dựng cây nêu
 

Đây là phong tục từ thời xa xưa và đến nay vẫn tồn tại ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta. Có một sự tích như thế này, ngày xửa ngày xưa, bọn quỷ chiếm hết tất cả đất liền, người dân chỉ lao động làm thê. Bọn quỷ bóc lột nhân dân rất tàn bạo cho nên Đức Phật ra tay giúp đỡ, dạy mọi người cách khôn khéo để chống lại sự thống trị của bọn chúng.
 
hình

Do đó, hằng năm khi đưa ba vị Thần về trời, người dân thường dựng cây nêu để xua đuổi bọn ma quỷ. Trên cây nêu có treo vòng màu đỏ cùng với một số vật dụng tùy theo phong tục của từng địa phương, dân tộc hay phong tục của mỗi vùng miền.
 

Gói bánh chưng, bánh tét
 

Bánh chưng, bánh tét, bánh giầy là ẩm thực đặc trưng vào ngày Tết ở Việt Nam. Vì vậy, từ ngày 26 đến 30 âm lịch tháng chap, những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi sẽ gói bánh và nấu bánh trong một ngày một đêm.
 
hình

Các thành viên trong gia đình cùng quây quần, trò chuyện về kỷ niệm xưa, những điều đã qua sẽ làm cho tình cảm người thân thêm gắn bó và yêu thương nhau.
 

Đón giao thừa
 

Đón giao thừa là một trong những hoạt động thường thấy nhân dịp đầu năm mới, diễn ra vào lúc 0 giờ ngày cuối cùng của năm. Vào khoảnh khắc này, gia đình mỗi nhà có hai mâm cúng tổ tiên ông bà và cô hồn các bác để xóa bỏ hết những cái xấu năm cũ, chào đón một năm mới an nhiên, may mắn và hạnh phúc.
 
hình

Mâm cúng thường sẽ là ngũ quả” dừa, đu đủ mãng cầu, xoài và trái sung, ông bà xưa chọn chúng với ngụ ý“cầu dừa đủ xài sung túc” và đặc biệt kiêng kỵ những loại quả như: chuối, cam, lê, sầu riêng, bom bởi vì chúng mang lại điều xấu, không tốt cho ngày quan trọng nhất trong năm.
 
hình
 
Vào đêm giao thừa các địa phương trên toàn quốc sẽ biểu diễn pháo hoa hoành tráng kéo dài chừng 15 phút. Theo truyền thống Trung Hoa, ánh sáng và tiếng ồn của pháo hoa có thể xua đuổi tà ác và điềm xấu. Đúng vào lúc 12h đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán, pháo hoa sẽ được bắn lên trời để mọi người cùng nhau tạm biệt năm cũ và chào mới năm mới.
 

Xông đất
 

Đây là một tục lệ lâu đời của người Việt và còn duy trì đến ngày nay, sau thời điểm giao thừa người nào bước vào nhà đầu tiên với lời chúc mừng năm mới sẽ là người xông đất. Thông thường, chủ ngôi nhà sẽ có ý định mời người nào đó tốt số, hợp với gia chủ để xông đất nhà mình. Bên cạnh đó, người xông đất phải vui vẻ, đức hạnh, sức khỏe dồi dào để dự đoán vận hạn của gia đình mình trong năm mới. Người xông đất sẽ không được chủ gia đình giữ lại lâu, họ chỉ cần đến thắp hương và cầu chúc mọi điều tốt lành đến với gia chủ.
 
hình

Tục xông đất thể hiện tinh thần hướng đến điều an lành, may mắn, cầu chúc năm mới vạn sự đều thuận lợi đến với các thành viên trong gia đình.
 

Lì xì và chúc Tết
 

Lì xì và chúc Tết là tục lệ đi đôi với nhau, thường diễn ra vào dịp Tết. Khi con cháu đến chúc mừng năm mới, ông bà cha mẹ sẽ lì xì mừng tuổi với mong muốn là con cháu mạnh khỏe, vui vẻ, học giỏi.
 
hình


Thăm mộ
 

Thăm mộ - một trong những phong tục đẹp ngày Tết Nguyên Đán. Vào sáng mùng 1, các thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại và cùng đi thắp hương, thăm mộ ông bà tổ tiên để tưởng nhớ những người đã khuất, người cho chúng ta sinh mạng trên cõi đời này.
 
hình

Những hoạt động trên là điểm hay và làm nên nét văn hóa đặc trưng riêng cần giữ gìn. Mặt khác nó mang ý nghĩa gắn chặt tình cảm và đem đến cho nhau những lời chúc và tình cảm tốt đẹp nhất trong năm mới.
Nhi Tuyết
Theo Báo Du Lịch
quảng cáo
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc