Banner Chuyến Bay Hồi Hương
Banner Movi

Bật mí những bí quyết chống sống độ cao hiệu quả các tín đồ xê dịch nhất định phải nằm lòng

Thứ ba, 17/10/2023, 13:31 GMT+7

Sốc độ cao gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không thực sự hiểu về nó. Vậy sốc độ cao là gì và làm cách nào để chống sốc độ cao khi leo núi? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

test

Sốc độ cao là một triệu chứng khá phổ biến mà nhiều người gặp phải. Đây cũng là trở ngại rất lớn khiến nhiều người e ngại khi đi du lịch đến những địa điểm nằm cao hơn mực nước biển. Sốc độ cao gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bạn không thực sự hiểu về nó. Vậy sốc độ cao là gì và làm cách nào để chống sốc độ cao khi leo núi? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

>> Xem thêm: Tour du lịch Hà Giang


1 – Sốc độ cao là gì?

Sốc độ cao là một bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Hiều cơ bản thì khi con người tiếp xúc đột ngột với môi người có áp suất riêng của khí oxy thấp ở độ cao lớn, thường ở mức khoảng 2500 mét cho đến 3000 mét so với mực nước biển. Một số trường hợp do chưa kịp làm quen, thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao có thể dẫn đến mắc các bệnh cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng.

 

sốc độ cao khi leo núiSốc độ cao là một bệnh lý phổ biến nhiều người mắc phải. Ảnh: Vinmec


2 – Sốc độ cao được chia thành mấy loại

Theo các nhà khoa học, hiện nay chứng say độ cao có thể được chia thành 3 dạng phổ biến gồm: say núi cấp tính, phù phổi do độ cao, phù não do độ cao.

Say núi cấp tính (AMS): Đây là dạng sốc độ cao ở mức nhẹ với các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi.

Phù phổi do độ cao (HAPE): Khi mắc chứng sốc độ cao này, chất lỏng sẽ tràn vào phổi gây khó thở. Đi kèm với đó là các triệu chứng sốt và ho ra bọt.

Phù não do độ cao (HACE): Đây là hiện tượng chất lỏng tràn vào trong não. Bệnh nhân bị HACE sẽ bị mê man, đi đứng không vững, rơi vào trạng thái không tỉnh táo và nguy cơ tử vong rất cao.

 

sốc độ cao khi leo núiSốc độ cao bao gồm 3 loại chính. Ảnh: kenh14


3 – Một số bí quyết chống sốc độ cao khi leo núi bạn nên biết

Những người bị chứng sốc độ cao có đi leo núi được không? Câu trà lời là có nếu như bạn biết cách. Dưới đây là những cách chống sốc độ cao khi leo núi hiệu qua bạn có thể áp dụng:


3.1 - Tăng độ cao từ từ, chậm rãi

Sốc độ cao là hiện tượng cơ thể không kịp thích nghi với sự thay đổi về áp suất không khí. Vì vậy một trong những cách chống sốc độ cao khi leo núi bạn có thể áp dụng đó là hãy thay đổi độ cao từ từ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn ở độ cao khoảng 2400 mét so với mực nước biển, cơ thể sẽ cần từ 3 đến 5 ngày để thích nghi. Bạn nên trang bị cho mình một chiếc đồng hồ có khả năng đo độ cao để biết mình đang ở độ cao nào. Không nên leo một mạch 2700 mét và không nên ngủ ở vị trí có độ cao cao hơn vị trí bạn ngủ đêm trước từ 300 đến 600 mét.

 

sốc độ cao khi leo núiTăng độ cao từ từ để cơ thể kịp thích nghi. Ảnh: dantri


3.2 - Nghỉ ngơi nhiều hơn

Nghỉ ngơi cũng là một biện pháp chống sốc độ cao hiệu quả bạn không nên bỏ lỡ. Việc leo quãng đường núi dù nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy trước khi bắt đầu chuyến leo núi bạn đừng quên dành ra từ 1 đến 2 ngày để nghỉ ngơi, giúp cơ thể có thêm năng lượng.

 

sốc độ cao khi leo núiDành thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu chuyến hành trình. Ảnh: VOV


3.3 - Sử dụng loại thuốc phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chống sốc độ cao khi leo núi đang được bày bán. Tuy nhiên việc mua thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ là điều hết sức nguy hiểm. Do đó trước khi bắt đầu chuyến leo núi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê một số loại thuốc phù hợp. Một trong những loại thuốc phổ biến nhất hiện nay đó là Acetazolamide. Loại thuốc này đã được FDA chứng nhận trong việc điều trị chứng say độ cao cấp tính. Bạn có thể uống khoảng 125 mg Acetazolamide hai lần mỗi ngày và bắt đầu uống một ngày trước chuyến đi.

 

sốc độ cao khi leo núiSử dụng loại thuốc phù hợp. Ảnh: Vinmec


3.4 - Kiểm tra hồng cầu (RBC)

Đừng quên kiểm tra lượng hồng cầu trong máu trước chuyến đi. Vì nếu như bạn bị thiếu máu hoặc lượng hồng cầu trong máu quá thấp sẽ rất nguy hiểm nếu bị sốc độ cao. Thông thường nguyên nhân dẫn đến thiếu hồng cầu là thiếu Vitamin B. Vì vậy bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn bổ sung thêm vitamin B hoặc sắt.


3.5 - Uống nhiều nước

Nước là một thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Việc thiếu nước sẽ làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể đối với sự thay đổi độ cao. Vì vậy nếu muốn chống sốc độ cao khi leo núi, bạn cần uống ít nhất 2 đến 3 lít nước mỗi ngày từ trước khi khởi hành. Trong quá trình leo núi, bạn cũng nên mang theo một bình thước khoảng 1 lít. Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn trước khi khởi hành 48 tiếng. Bởi cồn sẽ khiến nhịp thở bị chậm lại, dẫn đến cơ thể bị mất nước.

 

sốc độ cao khi leo núiCung cấp đủ nước cho cơ thể. Ảnh: baomoi


3.6 - Ăn uống hợp lý

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại thức ăn chứa nhiều Cacbohydrat sẽ giúp giảm triệu chứng sốc độ cao, đồng thời tăng khả năng hoạt động của bạn. Bên cạnh đó,  nạp Cabohydrat vào cơ thể cũng sẽ giúp cân bằng năng lượng một cách hiệu quả.

 

sốc độ cao khi leo núiĂn uống hợp lý

Trên đây là một số cách chống sốc độ cao chúng tôi muốn chia sẻ. Hy vọng rằng qua đó bạn sẽ hạn chế được các triệu chứng say độ cao và tận hưởng một chuyến hành trình leo núi thú vị, đáng nhớ. Đừng quên theo dõi những tin tức du lịch trong và ngoài nước mới nhất của chúng tôi nhé.

>> Xem thêm: Du lịch nước ngoài dễ dàng hơn với những ứng dụng phiên dịch ngôn ngữ cực kỳ hữu ích

Quỳnh Nguyễn

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)