![]() |
Điện Hòn Chén Huế địa điểm tâm linh đậm dấu ấn lịch sửThứ ba, 20/05/2025, 20:00 GMT+7
Được biết đến là một điện thờ linh thiêng có dấu ấn văn hóa đặc biệt Điện Hòn Chén Huế có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây, đồng thời cũng là ngôi đền duy nhất có sự kết hợp độc đáo giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Điện Hòn Chén Huế hay còn được biết đến với tên gọi là Điện Huệ Nam, vốn nổi tiếng là điểm du lịch tâm linh ấn tượng của xứ Huế. Ngôi điện mang màu sắc văn hóa tâm linh độc đáo với sự trang nghiêm và thanh tịnh, không chỉ là nơi thờ tự mà còn là nơi diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lễ hội độc đáo. Nếu như yêu thích văn hóa truyền thống của Huế và muốn tìm hiểu sâu hơn về nét đẹp tín ngưỡng tâm linh của người dân nơi đây, thì chắc chắn Điện Hòn Chén Huế sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua. ![]() Điện Hòn Chén Huế được biết đến là điểm đến tâm linh hấp dẫn. Ảnh: ST
Giới thiệu về Điện Hòn Chén HuếĐiện Hòn Chén Huế nằm trong quần thể di tích cố đô, gắn liền với nhiều giai thoại mang màu sắc tâm linh độc đáo. Tương truyền, Điện Hòn Chén ngày xưa có tên gọi là Hoàn Chén có ý nghĩa là “trả lại chén ngọc” bởi vì xưa kia vua Minh Mạng trong một lần đến với nơi này đã đánh rơi chén ngọc xuống dòng sông Hương. Tưởng rằng sẽ không lấy lại được chén nữa thì bất ngờ có một con rùa to bằng chiếc chiếu đã nổi lên mặt nước và ngậm chén ngọc đem trả lại cho nhà vua. Trong các văn bản sắc phong chính thức của nhà vua thì Điện Hòn Chén có tên gọi là Ngọc Trản Sơn Từ, tức là đền thờ ở núi Ngọc Trản. Dưới thời vua Đồng Khánh, điện này đã được đổi thành Huệ Nam Điện với ý nghĩa là ngôi điện mang lại ân huệ cho vua nước Nam. Trong suốt bề dày lịch sử của mình, Điện Hòn Chén Huế cũng mang trong mình rất nhiều giai thoại nổi tiếng khác, phản ánh sự linh thiêng và ý nghĩa lịch sử to lớn. Điện Hòn Chén Huế ngày xưa thờ nữ thần Ponagar, sau này khi người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo thì lại tiếp tục thờ phụng bà với tên gọi là thánh mẫu Thiên Y A Na. Với một di tích tôn giáo đặc biệt tiếp nhận từ người Chăm như Điện Hòn Chén, cộng đồng người Việt ở Huế đã dung hợp một tín ngưỡng tâm linh mang sắc thái riêng một cách toàn vẹn, sự hòa nhập này được gọi là bản địa hóa. ![]() Nơi đây có những giá trị lịch sử và văn hoá to lớn. Ảnh: dulichhue
Điện Hòn Chén Huế đã trải qua nhiều lần tu sửa trong lịch sử tồn tại của mình. Theo đó, tháng 3/1832 ngôi điện này đã được vua Minh Mạng cho tu sửa, đến năm 1834 ngôi điện lại tiếp tục được trùng tu. Năm 1954, người ta chính thức đưa Liễu Hạnh Công Chúa vào thờ tự tại đây, đồng thời ở đây cũng thờ Phật, thờ Thánh Quan Công cùng với hơn 100 vị thánh khác. Từ đó, xét về mặt tín ngưỡng thì Điện Hòn Chén Huế đã phối thờ nhiều tín ngưỡng khác nhau, chứ không chỉ có duy nhất một tín ngưỡng. ![]() Ngôi điện phối thờ nhiều tín ngưỡng. Ảnh:ST
Thời kỳ 1883 đến 1885 là lúc mà triều đình nhà Nguyễn có nhiều biến động, vua Đồng Khánh đã nhờ mẹ của ông là Kiên Thái Vương đến đền Ngọc Trản cầu đạo để hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na rằng mình có thể lên ngôi vua hay không và mẫu cho biết ông sẽ được toại nguyện, đến năm 1886 khi đã lên ngôi vua Đồng Khánh cho xây dựng lại Điện Hòn Chén hang trang hơn, bổ sung thêm nhiều đồ tự khí để thờ cúng và đổi tên thành Huệ Nam Điện tức ân huệ của vua Nam, nước Nam. >> Xem thêm: Chùa Từ Hiếu Huế danh lam thắng tích lâu đời của cố đô Vẻ đẹp kiến trúc của Điện Hòn Chén HuếĐiện Hòn Chén Huế có không gian và vị trí rất đặc biệt, trong một tờ thần sắc đã được vua Đồng Khánh ban cho ngôi đền vào năm 1886 có đoạn ví rằng, cảnh quan thiên nhiên ở đây tựa như hình thể của một con sư tử đang thò đầu xuống sông uống nước. Quần thể ngôi điện này bao gồm khoảng 10 công trình kiến trúc, tất cả đều tọa lạc ở lưng chừng, thuộc sườn đông của một ngọn núi, ẩn mình dưới những tán cổ thụ sum xê, phía trước là hệ thống các bậc cấp chạy từ đền xuống đến tận bến nước, mặt sông ở đây phẳng lặng, càng khiến cho cảnh quan thiên nhiên thêm phần trữ tình. ![]() Điện nằm ở không gian rất đẹp của non nước. Ảnh:ST
Xét về mặt bằng kiến trúc thì Điện Hòn Chén Huế có khuôn viên không quá rộng, nơi đây bao gồm điện thờ chính là Minh Kính Đài, tọa lạc ở phía giữa có mặt hướng ra bờ sông. Minh Kính Đài được xây dựng dưới thời vua Đồng Khánh, có mặt bằng 15 m x 17 m, bao gồm tất cả ba cung theo thứ tự từ cao xuống thấp là Thượng Cung với hai tầng tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana và Thánh Mẫu Vân Hương, ảnh của vua Đồng Khánh, cùng một số vị thần thánh cao cấp khác. Tầng dưới chính là nơi để tiếp khách cũng như là nơi ở của người thủ từ. Khu vực tiếp theo là Nhị Cung hay còn gọi là cung Hội Đồng, ở đây có thờ hàng chục bức tượng thần thánh, trong đó có tượng Phật đây cũng là nơi dùng làm khu vực thiết trí đồ thờ cúng để rước sắc. Tam cung của Minh Kính Đài hay còn gọi là Tiền Điện, có xây dựng một hương án rất lớn, hai bên đặt trống chuông, cũng là nơi để tổ chức tế lễ. Phía bên phải Minh Kính Đài là các công trình bao gồm Trinh cát viện, nhà Quan Cư, chùa Thánh, phía bên trái là các công trình gồm dinh Ngũ Vị Thánh Bà … ![]() Bên trong điện thờ chính. Ảnh: Review Huế
Về phía bờ sông, ở cuối đường có Am Thủy Phủ, kết hợp với đó là các bệ thờ, am nhỏ nằm rải rác ở khắp khuôn viên của Điện Hòn Chén nổi bật như Am Trung Thiên hay Am cô Ngọc Lan. Trên bờ nóc quyết của Minh Kính Đài ở Điện Hòn Chén Huế, cũng như các ,ục khác của điện du khách có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh con phụng được sử dụng để trang trí khá phổ biến. Con phụng trong văn hóa truyền thống là tượng trưng cho đàn bà và ở đây được hiểu là các vị nữ thần. Hình ảnh con phụng còn xuất hiện ở các món đồ tự khí được thờ cúng tại đây. Ở ngôi đền này trình độ trang trí mỹ thuật cũng đạt đến đỉnh cao của thế kỷ thứ 19, pha trộn nhiều tín ngưỡng tôn giáo và sắc thái. ![]() Chi tiết chim phụng xuất hiện nhiều ở điện Hòn Chén. Ảnh: dulichhue
![]() Bức hoành phi lớn ở Điện Hòn Chén Huế. Ảnh: ST
Lễ hội điện Hòn Chén di sản tâm linh của HuếCó thể nói Điện Hòn Chén Huế được ví von tự như một di sản tâm linh, nổi bật của cố đô và có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương. Đây cũng là ngôi điện duy nhất có sự kết hợp tuyệt vời giữa các nghi thức cung đình lẫn tín ngưỡng dân gian, giữa lễ hội và đồng bóng, giữa vẻ đẹp văn hóa tâm linh và yếu tố mê tín dị đoan. Đồng thời vẻ đẹp tâm linh, tôn giáo ở Điện Hòn Chén còn được thể hiện qua lễ hội được tổ chức tại ngôi điện này vào dịp tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm. Hoạt động chính của lễ hội Điện Hòn Chén Huế là rước Thánh Mẫu trên sông Hương, một đoàn thuyền rồng lộng lẫy trên sông, tạo nên một khung cảnh ảo diệu và linh thiêng. Tiếp đó là nghi lễ long trọng được tổ chức tại Điện Huệ Nam và đình làng Hải Cát . Trong khuôn khổ lễ hội này còn diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian phong phú như nghi thức hát thờ Hầu đồng, Hầu bóng có thể nói ở lễ hội Điện Hòn Chén, du khách sẽ cảm nhận rõ nét sự phong phú và vẻ đẹp độc đáo của màu sắc tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu. ![]() Lễ hội Điện Hòn Chén gắn liền với hầu đồng, hầu bóng. Ảnh: dolala94.
>> Xem thêm: Khám phá tour du lịch Huế HOT nhất hiện nay Kinh nghiệm du lịch điện Hòn Chén Huế
|
Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn |