Nét độc đáo trong những lễ hội ở Campuchia mà du khách không nên bỏ lỡ

Mỗi lễ hội ở Campuchia đều mang một nét riêng nhưng đa số thường có liên quan đến các nghi lễ tôn giáo. Chúng có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân. Du khách sẽ có cơ hội thấy được nhiều phong tục tập quán và tôn giáo đặc sắc của người bản địa nếu đi du lịch Campuchia vào mùa diễn ra lễ hội. Cùng Du lịch Việt Nam tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu của đất nước này qua bài viết dưới đây nhé.

Ngày Tết của người Khmer

Ngày Tết Nguyên Đán của người Khmer hay còn có tên gọi khác là Chaul Chnam Thmey, là một trong những lễ hội lớn và náo nhiệt nhất trong số các lễ hội ở Campuchia. Ngày lễ này thường kéo dài từ ngày 13/04 đến 15/04 dương lịch hàng năm. Nếu bạn đến Campuchia vào dịp này sẽ được hòa chung vào không khí tưng bừng, rộn ràng, và còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi cực kỳ sôi động.

Lễ hội ở Campuchia - Ngày Tết của người Khmer
Ngày tết nguyên đán là một trong những lễ hội lớn và náo nhiệt nhất trong số các lễ hội ở Campuchia.Ảnh: netdepkhmer.st

Trong 3 ngày lễ đó, lịch trình của người dân Campuchia thường diễn ra như sau:
Ngày thứ nhất: Mọi người trong gia đình sẽ dọn dẹp nhà cửa, đi chùa làm lễ, nguyện cầu may mắn, hạnh phúc.
– Ngày thứ hai: Tổ chức và tham gia các công việc từ thiện, giúp đỡ người nghèo và người vô gia cư.
– Ngày thứ ba: Nghe thuyết pháp và cử hành nghi thức tắm Phật.

Truyền thống té nước chào đón năm mới của người Campuchia
Người Khmer cũng có truyền thống té nước chào đón năm mới. Ảnh: ivivu

Ngoài ra, vào ngày Tết trong lễ hội ở Campuchia, người Khmer có truyền thống té nước chào đón năm mới giống với Thái Lan hay Lào. Tết đến cũng là dịp mọi người cùng đi thăm hỏi, chúc tết lẫn nhau và làm những món ăn truyền thống để dâng lễ và đãi khách.

Người dân làm những món ăn truyền thống để dâng lễ và đãi khách.
Người Campuchia làm món bánh tét truyền thống vào dịp tết. Ảnh: p.kpxx.84

>> Xem thêm:Tìm hiểu ẩm thực Campuchia qua những món ăn độc đáo

Ngày quốc khánh Campuchia

Đây là ngày lễ có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Campuchia để kỉ niệm Campuchia hoàn toàn được giải phóng, giành được chính quyền khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp. Ngày quốc khánh Campuchia rơi vào ngày 9 tháng 11 hằng năm.

Lẽ hội ở Campuchia - Ngày quốc khánh Campuchia
Campuchia tổ chức Ngày quốc khánh đất nước ở quảng trường. Ảnh: baotintuc.vn

Vào ngày này ngọn lửa chiến thắng sẽ được thắp sáng ở tượng đài độc lập nằm tại trung tâm Phnom Penh dưới sự chứng kiến của toàn thể người dân Campuchia. Các Hoạt động văn hoá, diễu hành trên đại lộ Norodom và bắn pháo hoa buổi tối cũng được tổ chức vào ngày lễ này. Ngoài ra, bạn có thể ghé tham quan tượng đài Độc lập trong chuyến khám phá lễ hội ở Campuchia của mình.

Tham gia lễ hội ở Campuchia, cùng người dân đón quốc khánh
Ngọn lửa chiến thắng sẽ được thắp sáng ở tượng đài độc lập. Ảnh: Báo Nhân Dân

Lễ Phật Đản Vesaka Bochea

Vesaka Bochea hay Lễ Đức Phật đản sinh là một lễ hội rất được coi trọng trong các lễ hội ở Campuchia cũng như các quốc gia Đông Nam Á. Lễ Phật Đản được tổ chức tại những đất nước mà Phật giáo là tôn giáo chính. Ở Việt Nam, các Phật tử cũng tổ chức tôn vinh ngày lễ này. Đây là dịp tưởng niệm 3 cột mốc quan trọng: sinh ra, giác ngộ và đi vào cõi Niết Bàn của Đức Phật, được diễn ra vào ngày 17 tháng 4 âm lịch hàng năm.

Lễ Đức Phật đản sinh là một lễ hội rất được coi trọng trong các lễ hội ở Campuchia
Lễ hội ở Campuchia – Lễ Phật Đản Vesaka Bochea. Ảnh: Air booking

Sinh nhật của Đức vua Campuchia

Sinh nhật Đức vua Campuchia – Norodom Sihamoni diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 5. Trong 3 ngày này, Chính phủ sẽ cho người dân được nghỉ làm. Họ sẽ treo các biển quảng cáo, biển ngữ trên đường và cùng nhau nhảy múa mừng sinh nhật nhà vua. Riêng Đức vua tổ chức sinh nhật đơn giản bằng cách cúng dường cho nhà sư và tặng đồ cho người nghèo ở Campuchia.

Sinh nhật của Đức vua Campuchia
Lễ hội ở Campuchia – Sinh nhật của Đức vua Campuchia. Ảnh: tour campuchia

Lễ cầm cày Hoàng Gia

Là một nghi lễ tôn giáo đánh dấu sự bắt đầu của mùa vụ trồng lúa tại Campuchia vậy nên lễ cầm cày Hoàng Gia có ý nghĩa đặc biệt trong nông nghiệp. Đây là lễ hội được hoàng gia Campuchia khởi xướng, diễn ra vào ngày 4 tháng 6 âm lịch hằng năm trước sự chứng kiến của người dân Campuchia. Tại nghi lễ này, đại diện của Đức vua sẽ cày trên cánh đồng tại Phnompenh cùng với những con bò. Người ta sẽ đoán ra được tình hình vụ mùa tiếp theo tùy vào loại thức ăn con bò đó lựa chọn.

Lễ cầm cày Hoàng Gia có ý nghĩa đặc biệt trong nông nghiệp.
Lễ cầm cày là một lễ hội ở Campuchia được đích thân hoàng gia khởi xướng. Ảnh: golden tour

Được diễn ra từ những năm 1200, Lễ cầm cày Hoàng Gia diễn ra để cầu mong một vụ mùa bội thu và đến nay đây vẫn là một trong những lễ hội ở Campuchia được người dân chú trọng. Họ tin rằng, buổi lễ có thể dự đoán được tương lai mùa vụ, thiên tai, bệnh tật hay thậm chí cả nạn đói.

Thức ăn con bò lựa chọn là cơ sở để người dân dự đoán tình hình mùa vụ
Người ta sẽ đoán tình hình vụ mùa tiếp theo dựa vào loại thức ăn con bò đó lựa chọn. Ảnh. tour campuchia

>> Xem thêm: Ghé thăm chùa Wat Phnom Campuchia – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Lễ hội đua thuyền – Bon Om Touk

Mỗi năm một lần vào những ngày trăng tròn trong khoảng tháng 11 hằng năm, Lễ hội đua thuyền – Bon Om Touk lại được rộn ràng tổ chức. Lễ hội ở Campuchia này được tổ chức trong 3 ngày và diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, diễu hành, bắn pháo hoa và đặc biệt là cuộc đua thuyền sôi động ở trên sông.

Lễ hội đua thuyền – Bon Om Touk
Lễ hội đua thuyền ở Campuchia diễn ra náo nhiệt trên sông. Ảnh: pmgycambodia

Đây là dịp mà du khách có cơ hội hòa vào không khí cổ vũ sôi động của cuộc đua thuyền giữa các đội thi. Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức các món ăn đường phố được bán xung quanh bến cảng.

Lễ hộ ở Campuchia: Lễ hội đua thuyền – Bon Om Touk
Bạn có thể hòa mình vào không khí cổ vũ sôi động ở lễ Bon Om Touk. Ảnh: pmgycambodia

Ngày Tổ tiên Pchum Ben

Là ngày tưởng niệm người thân đã khuất, vì vậy lễ hội ở Campuchia – Pchum Ben có ý nghĩa hết sức thiêng liêng với người dân “xứ chùa Tháp”. Pchum Ben diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch và thường kéo dài trước và sau đó 1 ngày. Vào ngày này, người dân Campuchia thường đến cúng cầu an cho người thân đã mất tại ít nhất 7 ngôi chùa và thắp nến dẫn đường cho các linh hồn. Người Khmer sẽ rải hỗn hợp gạo – mè trên sân xung quanh chùa để nuôi dưỡng các linh hồn lang thang khắp thế giới.

Lễ hội ở Campuchia - ngày lễ tổ tiên
Lễ hội ở Campuchia – Pchum Ben có ý nghĩa hết sức thiêng liêng với người dân. Ảnh: fitnessfocus100

Lễ hội ở Campuchia là một điểm đặc sắc mà bạn không nên bỏ qua khi tới du lịch tại đất nước này. Được đắm chìm trong không khí tưng bừng và tham gia các hoạt động truyền thống ở những lễ hội ở Campuchia chắc chắn sẽ là một trải nghiệm cực thú vị đối với mọi du khách. Nhanh chóng liên hệ Du lịch Việt Nam để có một hành trình thú vị khám phá đất nước chùa tháp nhé.

Sâm Hoàng – Dulichvietnam.com

  • du lịch Campuchia
  • lễ hội ở Campuchia
  • Lễ hội truyền thống ở Campuchia
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Campuchia

“Check list” 10 cảnh đẹp Campuchia hớp hồn du khách

“Lạc bước” đến đảo Koh Rong Samloem để tin rằng thiên đường là có thật

“Lạc bước” đến đảo Koh Rong Samloem để tin rằng thiên đường là có thật

“Lạc trôi” đến cao nguyên Mondulkiri Campuchia trữ tình mà hùng vĩ

6 khách sạn ở Siem Reap lựa chọn tốt cho khách du lịch mùa hè 2020

Phnom Penh

Bật mí cho bạn cách di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh

Bật mí những món ngon Phnom Penh không thể nào bỏ qua

Biết đến kinh nghiệm du lịch Phnom Penh chuyến đi của bạn sẽ thêm thú vị

Kampot

Chuyến đi thêm thú vị khi mang theo kinh nghiệm đi du lịch Kampot

Dừng chân tại các khách sạn tốt nhất ở Kampot