Lễ hạ cờ Lăng Bác: Một trải nghiệm không thể bỏ qua của Thủ đô

Thứ ba, 27/05/2025, 20:00 GMT+7
Lễ hạ cờ Lăng Bác là nghi thức thiêng liêng, thu hút rất đông người dân và du khách mỗi khi ghé thăm Thủ đô. Dưới đây là kinh nghiệm tham gia lễ hạ cờ để bạn và người thân có những trải nghiệm trọn vẹn nhất. 
quảng cáo

Ngoài Lễ thượng cờ, Lễ hạ cờ Lăng Bác cũng là nghi lớn lớn, diễn ra đều đặn, đã trở thành một trong những trải nghiệm bắt buộc khi tới Hà Nội. Cùng theo chân Du lịch Việt Nam khám phá nghi lễ này nhé. 
 

1. Lễ hạ cờ Lăng Bác và kinh nghiệm cần biết 


1.1. Địa điểm, thời gian diễn ra lễ hạ cờ ở Lăng Bác

Lễ hạ cờ diễn ra ở đâu là câu hỏi thắc mắc hàng đầu của rất nhiều du khách khi đang tìm hiểu về nghi lễ này. Cụ thể, lễ hạ cờ diễn ra trong khuôn viên Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình, có địa chỉ chính xác tại số 2 đường Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội. Bạn có thể định vị vị trí này trên google maps dễ dàng. 

Lễ hạ cờ Lăng Bác diễn ra tại Quảng trường Ba ĐìnhLễ hạ cờ Lăng Bác diễn ra tại Quảng trường Ba Đình. Ảnh: Tổ quốc

Sau khi biết địa chỉ diễn ra lễ hạ cờ, Lễ hạ cờ Lăng Bác mấy giờ cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nếu như Lễ thượng cờ diễn ra vào buổi sáng sớm thì Lễ hạ cờ sẽ diễn ra vào buổi tối muộn. 

Lễ hạ cờ Lăng Bác sẽ diễn ra vào lúc 21h00 hàng ngày. Đặc biệt, bất kể trời nắng, mưa, mùa đông hay mùa hè thì nghi lễ này vẫn được diễn ra. Như vậy, sau khi biết Lễ hạ cờ Lăng Bác mấy giờ, còn chần chờ gì nữa mà không lập team với hội bạn thân tới đây tham gia thôi nào. 


1.2. Hướng dẫn di chuyển đến Lăng Bác

Theo kinh nghiệm của những người đi trước, việc di chuyển tới Lăng Bác rất thuận tiện và bạn có thể đi bằng bất kỳ phương tiện nào. Nhìn chung, tùy theo điểm xuất phát mà du khách lựa chọn cung đường đi cho hợp lý. 

Bạn có thể tới xem Lễ hạ cờ Lăng Bác bằng bất kỳ phương tiện nàoBạn có thể tới xem Lễ hạ cờ Lăng Bác bằng bất kỳ phương tiện nào. Ảnh: Soha

Nếu xuất phát từ Hồ Gươm, bạn di chuyển theo đường Tràng Thi – Hoàng Diệu – Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương là tới lăng. Nếu đi từ Văn Miếu Quốc Tử Giám, du khách đi theo đường Chu Văn An – Độc Lập – Hoàng Văn Thụ - Hùng Vương. Đường đi đẹp, không có gì khó khăn. Tuy nhiên, vào giờ cao điểm sẽ khá tắc đường. 

Tới xem Lễ hạ cờ Lăng Bác ngay thôi nàoTới xem Lễ hạ cờ Lăng Bác ngay thôi nào. Ảnh: Soha

Bạn có thể đi ô tô, xe máy, hoặc trải nghiệm xích lô dạo qua Lăng Bác cũng rất thú vị. Ngoài ra, nếu đi xe bus, khách du lịch Hà Nội tham khảo tuyến xe bus 09, 22, 23, 45, 50... đều đi qua đây. 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chi tiết A-Z

1.3. Hướng dẫn gửi xe ở Lăng Bác

Gửi xe ở Lăng Bác để xem Lễ hạ cờ Lăng Bác cũng là một trong những thắc mắc lớn của du khách khi tới đây. Được biết, Hà Nội bố trí 7 điểm đỗ xe phục vụ du khách vào viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm quan Cụm Di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình như sau:

+ Khuôn viên Bảo tàng Hồ Chí Minh

+ Khuôn viên Công viên Bách Thảo

+ Bãi đỗ xe tại dốc Ngọc Hà

+ Khuôn viên Hoàng thành Thăng Long

+ Bãi đỗ xe trên đường Yên Phụ, Nghi Tàm

+ Khuôn viên Sân vận động Quần Ngựa

+ Bãi đỗ xe trên đường Văn Cao

Gửi xe xem Lễ hạ cờ Lăng Bác không có gì khó khănGửi xe xem Lễ hạ cờ Lăng Bác không có gì khó khăn. Ảnh: Tổ quốc

Như vậy, có nhiều điểm gửi xe ở Lăng Bác cho bạn tha hồ lựa chọn. Các điểm này đều rộng rãi, khách du lịch tha hồ lựa chọn. Sau khi gửi xe, bạn có thể thoải mái thăm quan mà không phải lo bảo quản phương tiện hay gây cản trở giao thông. 
 

1.4. Kinh nghiệm xem Lễ hạ cờ Lăng Bác

Theo kinh nghiệm xem Lễ hạ cờ Lăng Bác, cùng với Lễ thượng cờ, đây là nghi lễ thiêng liêng cấp quốc gia, để tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng biết ơn tới vị lãnh tụ vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí của dân tộc ta. Không chỉ vậy, Lễ hạ cờ Lăng Bác còn thể hiện niềm kiêu hãnh cũng như khẳng định niềm tự hào về lịch sử, văn hóa nước nhà.

Đúng 21h, Lễ hạ cờ Lăng Bác chính thức diễn raĐúng 21h, Lễ hạ cờ Lăng Bác chính thức diễn ra. Ảnh: vinwonders

Trong không gian Quảng trường Ba Đình rộng lớn, nơi đã và đang diễn ra không biết bao nhiêu sự kiện trọng đại của nước nhà, đúng 21h00 đều đặn hàng tối, Lễ hạ cờ chính thức diễn ra. Theo kinh nghiệm xem Lễ hạ cờ Lăng Bác, từ 21h kém, loa phát thanh đã vang lên yêu cầu mọi người xung quanh khu vực lăng dừng hết mọi hoạt động, nghiêm trang chuẩn bị làm lễ hạ cờ.

Cũng như Lễ thượng cờ, các cán bộ, chiến sỹ Đội Tiêu binh danh dự thực hiện nghi lễ sẽ gồm 34 đồng chí, đều có chiều cao từ 1m7 trở lên, quân dung đẹp, oai vệ. Những động tác điều lệnh đội ngũ phải chuẩn, đều, được tập trung luyện tập.

Lễ hạ cờ Lăng Bác khơi gợi niềm tự hào trào dâng trong lồng ngực mỗi người dân Việt NamLễ hạ cờ Lăng Bác khơi gợi niềm tự hào trào dâng trong lồng ngực mỗi người dân Việt Nam. Ảnh: Soha

Trong tiếng nhạc “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” hào hùng vang lên, 34 chiến sĩ trong trang phục trắng đi ra từ bên phải Lăng Bác, sau đó dừng lại ở chân cột cờ. Ba chiến sĩ sẽ tiến lên để làm thủ tục hạ cờ. Lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trong gió của Thủ đô từ từ được kéo xuống. Khi bản nhạc kết thúc cũng chính là lúc Lễ hạ cờ Lăng Bác dần khép lại. Lá cờ được hạ xuống rồi gấp gọn một cách khéo léo và nhanh chóng. 

Dù mưa hay bão, Lễ hạ cờ Lăng Bác vẫn được diễn ra đều đặnDù mưa hay bão, Lễ hạ cờ Lăng Bác vẫn được diễn ra đều đặn. Ảnh: Kênh 14

Sau khi khẩu lệnh: "Bên phải quay, bước đều bước!”, đội nghi lễ rước quốc kỳ bước đều trong hàng ngũ đi về phía bên phải, tiếp tục vòng qua Lăng Bác và kết thúc lễ hạ cờ. Xung quanh lăng, rất đông người dân và khách du lịch Hà Nội tới tham dự. Ai nấy cũng trào dâng niềm tự hào trong lồng ngực khi được sống và hòa mình vào không khí linh thiêng, hòa bình. 

Kinh nghiệm xem Lễ hạ cờ Lăng Bác của những người đi trước rằng, khi tham dự nghi lễ, bạn nên chọn trang phục lịch sử, quần dài, không được mặc quần ngắn hay trang phục phản cảm vào khuôn viên quảng trường. Lưu ý rằng, trước khi vào xem lễ hạ cờ, du khách cần phải xếp hàng đi qua cổng an ninh để kiểm tra. Do đó, bạn nên tới sớm hơn giờ diễn ra một chút để có kịp thời gian. 

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Hà Nội từ A-Z

2. Các trải nghiệm thú vị khác gần Lăng Bác


2.1. Hồ Tây 

Sau khi xem Lễ hạ cờ Lăng Bác xong, khách du lịch có thể đi dạo một vòng quanh Hồ Tây ngay gần đó. Hồ Tây là điểm đến quen thuộc của nhiều người. Bạn có thể vi vu quanh hồ, ngắm nhìn mặt nước lặng gió, hít thở không khí trong lành. 

Đừng quên ghé thăm Hồ Tây sau khi xem xong Lễ hạ cờ Lăng BácĐừng quên ghé thăm Hồ Tây sau khi xem xong Lễ hạ cờ Lăng Bác. Ảnh: Kênh 14

Dọc đường Nguyễn Đình Thi có nhiều quán cà phê đẹp, có cả dịch vụ tô tượng, cho bạn và người thân có thể ngồi hàn huyên tâm sự. Hay đơn giản là gọi một quả dừa mát lành để giải nhiệt mùa hè cũng không tồi. Ngoài ra, quanh hồ còn có nhiều quán ăn ngon như ốc, thịt nướng... Du khách đừng quên thưởng thức món ăn vào tối muộn cũng rất thú vị đấy. 


2.2. Cột cờ Hà Nội 

Cột cờ Hà Nội được xem như một biểu tượng của Thủ đô, một nhân chứng lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô. Đây là một trong những công trình quý báu còn sót lại gần như nguyên vẹn thuộc khu vực Thành cổ Hà Nội, may mắn đã thoát khỏi sự phá hủy của bom đạn trong giai đoạn năm 1894- 1897.

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô bao đời nay là điểm đến thú vị không kém Lễ hạ cờ Lăng BácCột cờ Hà Nội – biểu tượng của Thủ đô bao đời nay. Ảnh: Người Hà Nội

Đến nay, Cột cờ Hà Nội đã trải qua hơn 200 năm tồn tại và vẫn vững chãi, ghi dấu lại thời khắc thiêng liêng của dân tộc ta. Đây không chỉ là nơi treo cờ mà còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh của Cột cờ Hà Nội đã được in trên đồng tiền phát hành lần đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trên đây là thông tin về Lễ hạ cờ Lăng Bác cho bạn và gia đình tham khảo. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình nhé. 

Yến Yến 


Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn