![]() |
Khám phá chùa Thập Tháp Bình Định cổ tự 300 năm tuổi của xứ NẫuThứ bảy, 17/08/2024, 15:36 GMT+7
Với tuổi đời đã hơn 300 năm, chùa Thập Tháp Bình Định chính là điểm đến tuyệt vời để du khách vãn cảnh, ngắm nhìn kiến trúc độc đáo đồng thời khám phá những bí mật thú vị liên quan đến ngôi cổ tự nức tiếng này. Chùa Thập Tháp Bình Định còn được gọi là Thập Tháp Di Đà Tự, là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng ở xứ Nẫu được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII. Ngôi chùa không chỉ là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, mà còn mang trong mình những giá trị độc đáo về kiến trúc, lịch sử và cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách gần xa. Nếu như ưa thích khám phá những ngôi chùa cổ ở Bình Định hoặc tìm kiếm một chốn an yên để thư giãn, tìm kiếm những phút giây an tĩnh sau những bộn bề của cuộc sống, thì chùa Thập Tháp chính là gợi ý hấp dẫn mà bạn chớ nên bỏ lỡ.
![]() Chùa Thập Tháp Bình Định là điểm đến tâm linh nổi tiếng. Ảnh:Zing
Giới thiệu chùa Thập Tháp Bình ĐịnhChùa Thập Tháp Bình Định nằm ở thôn Vạn Thuận, phường Nhơn Thành thuộc thị xã An Nhơn. Ngôi cổ tự này được xây dựng từ thế kỷ 17 và là ngôi chùa thứ 5 ở Bình Định được ghi chép trong sách Đại Nam Nhất Thống chí cùng với chùa Linh Phong, chùa Thạch Cốc, Nhạn Sơn và chùa Long Khánh. Người khai sơn nên ngôi chùa này là Thiền Sư Nguyên Thiều. Được biết, ngài có họ Tạ, tự là Hoán Bích là người ở phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Hoa. Ngài sinh năm 1648 và xuất gia vào năm 19 tuổi tại chùa Báo Tự. Theo văn bia được ghi lại ở ngôi chùa năm 1665, thiền sư Nguyên Thiều đã theo chân cùng các nhà buôn người Trung Hoa đến Đàng Trong và vào đến khu vực thủ phủ Quy Ninh tức Bình Định ngày nay sau đó lập nên một ngôi chùa để tham thiên, hoàng dương Phật Pháp. Cho đến năm 1680, chùa đã được xây dựng và đặt tên là Thập Tháp Di Đà Tự. Năm 1920, vua Minh Mạng đã sắc phong Sắc tứ Thập Tháp Di Đà tự cho ngôi chùa, đến nay chùa cũng đã có lịch sử hơn 350 năm.
![]() Ngôi chùa có lịch sử hơn 350 năm. Ảnh: @howabouttho
Năm 1683 thì chùa Thập Tháp Bình Định đã được trùng tu bằng các viên đá thu lượm bởi vết tích đổ nát của 10 ngọn tháp Chăm nằm ở đồi Long Bích. Trải qua nhiều lần được tu bổ trong hàng trăm năm, chùa Thập Tháp đã dần trở nên khang trang và trở thành một trong các công trình kiến trúc Phật giáo hoành tráng, có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đạo Phật tại xứ Đàng Trong. Ngôi chùa cũng đã trải qua hơn 16 đời truyền thừa, với những tên tuổi thiền sư khác nhau. Trong đó, có nhiều vị thiền sư danh tiếng đã từng được mời vào hoàng cung nhà Nguyễn giảng dạy Phật pháp. Năm 1990, ngôi chùa được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Hướng dẫn khám phá chùa Thập ThápChùa Thập Tháp Bình Định có kiến trúc rất ấn tượng, toàn bộ mặt chính của chùa đều quay về hướng Đông, trước cổng tam quan có một hồ sen rất rộng, tươi xanh mơn mởn. Mùa hè luôn trổ hoa thơ mộng với hương sắc thơm ngát cả một vùng. Xa xa trước mặt chùa là núi Thiên Đinh Sơn với vai trò tựa như một tấm bình phong, che chắn cho ngôi chùa. Khu vực phía Nam của chùa là Thành Đồ Bàn, tháp Cánh Tiên và phía Bắc là sông Quai Vạc, sau lưng là chi lưu của sông Côn. Có thể nói ngôi chùa Thập Tháp Bình Định sở hữu địa thế vô cùng đẹp, sơn thuỷ hữu tình.
![]() Khung cảnh của chùa Thập Tháp Bình Định nhìn từ trên cao. Ảnh: Zing
Du khách ngay khi bước chân đến cổng chùa sẽ được nhìn ngắm hai bức tượng sư tử bệ vệ trên hai trụ biểu vuông, nối thành một vòng cung và phía bên trên có khắc hai chữ “Thập Tháp” là tên gọi của chùa. Di chuyển ra sau khu vực cổng chùa, sẽ có một bức bình phong được đắp nổi long mã phù đồ.
![]() Phía trước chùa có một hồ sen rất rộng lớn. Ảnh: ST
Tổng thể khuôn viên của chùa Thập Tháp được xây dựng theo hình chữ Khẩu với 4 khu chính, bao gồm khu Chính Điện, khu Phương Trượng, Khu Tây Đường và khu Đông Đường. Khu vực chính điện chùa Thập ThápChính điện của chùa Thập Tháp Bình Định có diện tích khoảng 400 m², đây là một ngôi nhà 5 gian trong đó ba gian giữa chính là điện thờ Tam Thế Phật Tự Quan Âm và hai bên gian phụ chính là các phòng chúng tăng. Ngoài ra, ở khu chính điện còn có ba khám thờ nằm ở hai vách hông, đối diện với các kháng chính ở khu vực trước hành lang. Những bức tượng ở chính điện của chùa Thập Tháp đều được tạc dưới thời của trụ trì thiền sư Minh Lý vào khoảng những năm 1871 đến 1889. ![]() Chính điện của chùa Thập Tháp. Ảnh: dulichquynhơn
![]() Không gian bên trong của chính điện chùa Thập Tháp. Ảnh: Quy Nhơn Hotel
![]() ![]() Hoạ tiết trên nóc chính điện chùa Thập Tháp. Ảnh: ST
Khu Phương TrượngKhu vực này nằm ngay đối diện với chính điện, cách nhau một khoảng sân trời được xây dựng bằng gạch mái lợp ngói âm dương. Khu Phương Trượng chùa Thập Tháp Bình Định có diện tích 130m, do quốc sư Phước Huệ cho xây dựng từ những năm 1924. Khám phá khu vực này, du khách có thể nhìn thấy không gian vô cùng ấn tượng với ba gian chính, trong đó khu vực gian giữa để thờ Hòa Thượng Phước Huệ, cùng với đó là tấm chân dung toàn thân của ngài. Hai bên chính là nơi được sử dụng để nghỉ ngơi dành cho khách tăng. Khu Đông ĐườngĐông Đường của chùa Thập Tháp nằm ở bên trái, chủ yếu sẽ sử dụng để tiếp khách và là chỗ ở cho các tăng chúng khi ghé thăm chùa. Với diện tích khoảng 150 mét vuông, không gian nơi đây vô cùng thoáng đãng mát mẻ và thanh tịnh nên du khách khi dừng chân có thể nghỉ ngơi thư giãn thoải mái. Trong lịch sử của chùa Thập Tháp Bình Định thì khu vực Đông Đường là một trong những nơi bị hư hại nặng nhất, đến năm 1967 thì khu vực này đã phải tu sửa lại toàn bộ.
![]() Không gian ngập tràn cây lá tươi mát. Ảnh: Thông tin Bình Định
Khu Tây ĐườngTây Đường của chùa nằm ở khu vực bên phải với không gian rộng 120 mét vuông, được sử dụng làm nơi thờ phụng sơ tổ Khai Sơn Nguyên Thiều, cùng với đó là các vị chủ trì kế thừa và các phật tử quá cố. Tây Đường có không gian và kiến trúc tương đối giống với khu Phương Trượng đặc trưng bởi phần mái được lợp ngói âm dương. Ngoài các khu vực chính trên thì không gian của chùa Thập Tháp còn có Nhà thánh tăng được xây dựng với kiến trúc rất đơn giản được sử dụng làm nơi thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện Diêm Vương,…Khu vực phía Đông của chùa là nơi được sử dụng làm nhà trù và nằm ngay liền kề với khu Đông Đường. Đặc biệt, khi khám phá chùa Thập Tháp Bình Định, du khách hẳn sẽ không thể bỏ lỡ khu mộ tháp nằm ở phía bên trái của ngôi chùa. Đây là một không gian rất đặc biệt, có 21 bảo tháp lớn nhỏ được xây dựng với phong cách kiến trúc đa dạng của nhiều thời kỳ khác nhau. Ngọn tháp xưa nhất tại khu vực mộ Tháp trong chùa là tháp của đạo Nguyên thiền sư (1656 – 1716), Minh Giác Kỳ Phương (1682 – 1744).
![]() Khu bảo tháo bên trong chùa Thập Tháp. Ảnh: Traveloka
Mặc dù tổng thể kiến trúc và không gian của chùa Thập Tháp Bình Định hiện nay đã không còn giữ nguyên nét ban đầu, nhưng trải qua nhiều đợt tu sửa vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm vẫn được duy trì và thể hiện rõ nét thông qua từng đường nét kiến trúc hiện vật được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ hay những cây cổ thụ đã có tuổi đời lên đến hàng ngàn năm. >> Xem thêm: Tour du lịch Quy Nhơn trọn gói siêu HOT Chùa Thập Tháp và những điều đặc biệt không phải ai cũng biết
|
Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn |