Bật mí nguồn gốc và ý nghĩa đằng sau ngày tết Hàn Thực Trung Quốc

Tết Hàn Thực Trung Quốc là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của người Trung. Cùng khám phá nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của ngày lễ này tại đây.

Tết Hàn Thực Trung Quốc là nét văn hóa đặc trưng của nhiều tỉnh tại Trung Quốc. Vào ngày này hàng năm, các gia đình sẽ chuẩn bị các món như bánh trôi, bánh chay, bánh cuốn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực. Hãy cùng Du lịch Việt Nam tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết dưới đây để có chuyến du lịch Trung Quốc thú vị nhé.

Xem thêm: Hoảng hồn với những món ăn dị lạ ở Trung Quốc khiến thực khách “ rùng mình” 

Tết Hàn Thực Trung Quốc là gì?

Tết Hàn Thực Trung Quốc
Tết Hàn Thực Trung Quốc là gì – Nguồn: Điện máy xanh

Tết Hàn Thực Trung Quốc là ngày lễ diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Trong tiếng Hán, từ “Hàn” có nghĩa là lạnh, từ “Thực” có nghĩa là đồ ăn. Khi ghép lại tết Hàn Thực sẽ có nghĩa là ngày tết ăn đồ ăn nguội, đồ lạnh. Vào dịp này mỗi năm, các gia đình sẽ chuẩn bị những món như bánh trôi, bánh chay để thờ Phật và cúng ông bà tổ tiên.

Khác với tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm lịch tồn tại trong văn hóa của nhiều nước phương Đông. Tết Hàn Thực chỉ xuất hiện ở một số tỉnh của Trung Quốc và cộng đồng người Hoa trên thế giới. Ngoài ra, có nhiều người còn nhầm lẫn ngày tết này với tết Thanh Minh. Thực tế, tết Thanh Minh của Trung Quốc sẽ diễn ra sau ngày Hàn Thực đó là ngày 5/1 âm lịch.

Xem thêm: DU LỊCH TRUNG QUỐC

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết Hàn Thực tại Trung Quốc

Tết Hàn Thực gắn liền với câu chuyện từ thời Xuân Thu
Tết Hàn Thực gắn liền với câu chuyện từ thời Xuân Thu – Nguồn: Máy phiên dịch

Vào thời Xuân Thu, nước Tấn gặp loạn nên vua Tấn Văn Công đã phải bỏ xứ lưu vong. Lúc bấy giờ Giới Tử Thôi theo hầu và giúp vua rất nhiều trong chuyện mưu đồ. Một hôm trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt nên Giới Tử Thôi đã lén xẻ thịt đùi đem nấu cho vua. Sau khi ăn xong, Tấn Văn Công hỏi ra mới biết nên ông đã rất cảm kích.

Giới Tử Thôi nằm gai nếm mật theo hầu vua Tấn 19 năm mới luyện thành nhân tài. Sau này khi Tấn Văn Công giành lại ngôi vua, dựng lại nước Tấn. Ông đã ban thưởng cho những người có công nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Tuy vậy, Giới Tử Thôi cũng không hề oán hận mà chỉ coi việc theo hầu vua là điều nên làm.

Sau đó Giới Tử Thôi đưa mẹ lên núi Diên Sơn để ở ẩn. Vua Tấn sau này nhớ lại đã sai người đến tìm Tử Thôi để ban thưởng. Là người không màng danh lợi nên Tử Thôi nhất quyết không chịu quay về. Tấn Văn Công bèn hạ lệnh đốt rừng để bắt Tử Thôi phải về. Tử Thôi quả quyết không muốn rời núi trở về kinh nên hai mẹ con đều mất trong rừng.

Tết Hàn Thực Trung Quốc - Tết Hàn Thực là kỷ niệm ngày giỗ của Giới Tử Thôi đời Tấn
Tết Hàn Thực là kỷ niệm ngày giỗ của Giới Tử Thôi đời Tấn – Nguồn: VTC News

Vì hối hận nên vua Tấn đã cho xây dựng một ngôi miếu thờ Tử Thôi tại đó. Ngày 3 tháng 3 là ngày giỗ hai mẹ con Tử Thôi chết cháy, do đó vua hạ lệnh cấm dùng lửa để nấu đồ ăn. Thậm chí cơm cúng đều bắt buộc phải làm từ hôm trước. Từ đó ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày Hàn Thực..

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Các phong tục nổi bật trong ngày Tết Hàn Thực Trung Quốc

Dưới đây là một số phong tục trong ngày tết Hàn Thực Trung QuốcDu lịch Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn:

  • Cấm lửa: Tại Trung Quốc, lễ Hàn Thực là ngày mà mọi người bị cấm đốt lửa và chỉ được ăn đồ lạnh. Tỉnh Sơn Tây thường chỉ cấm lửa và ăn đồ lạnh trong một ngày. Tuy nhiên một vài tỉnh khác có phong tục cấm lửa lên đến ba ngày.
  • Cúng bái tổ tiên: Vào ngày này, người dân Trung sẽ đi tảo mộ để thể hiện lòng thành kính với thế hệ trước.
Cúng bái tổ tiên là hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Hàn Thực
Cúng bái tổ tiên là hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Hàn Thực – Nguồn: Beemart
  • Cây liễu: Đây chính là biểu tượng của tết Hàn Thực Trung Quốc. Người dân sẽ bẻ nhành liệu và cắm trên giường, trước mái hiên, bếp lò của gia đình.
  • Đi chơi xa: Tết Hàn Thực cũng là dịp để mọi người về thăm anh em, người thân hoặc đi du ngoạn khắp nơi.
  • Đá bóng: Từ thời nhà Đường, đá bóng đã là trò tiêu khiển được ưa thích. Đây là trò chơi tượng trưng cho sự chiến thắng, vào dịp lễ này rất nhiều tổ chức đá bóng quy mô lớn.
  • Chơi xích đu: Ban đầu xích đu được coi là vật giải trí của phụ nữ trong cung điện. Lâu dần trò chơi này đã được lan rộng ra khắp mọi vùng miền và được nhiều người chơi vào dịp lễ.
  • Ngâm thơ, ca hát: Vào dịp lễ Hàn Thực, người Hoa thường nhớ về quê hương, người thân. Vào những lúc như vậy thường ta thường có nhiều cảm xúc và dễ ngâm thơ, ca hát.

Các món ăn uống điển hình trong ngày tết Hàn Thực

Do tục lệ cấm lửa trong ngày Hàn Thực nên có một vài món ăn được xem là điển hình trong ngày lễ này.

Ăn bánh trôi, bánh chay trong tết Hàn Thực

Bánh trôi là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ Hàn Thực
Bánh trôi là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ Hàn Thực – Nguồn: Vietnamnet

Bánh trôi, bánh chay là món bánh không thể thiếu trong ngày lễ Hàn Thực để thay cho đồ lạnh. Tuy nhiên món ăn này chỉ để cúng tổ tiên chứ không liên quan đến nguồn gốc ngày lễ. Không chỉ tại Trung Quốc mà ở Việt Nam cũng có nhiều nơi làm bánh trôi để cúng vào ngày này.

Tục lệ ăn bánh cuốn trong ngày Hàn Thực

Người Trung sẽ đem bánh cuốn tặng cho các gia đình khác
Người Trung sẽ đem bánh cuốn tặng cho các gia đình khác – Nguồn: CLB Doanh nhân

Tục lệ ăn bánh cuốn được nhiều người phỏng đoán rằng đã được lưu truyền từ lâu. Vào ngày lễ Hàn Thực Trung Quốc, người dân sẽ tự làm bánh cuốn và các gia đình sẽ tặng bánh cho nhau.

Đem cơm ngũ sắc tặng người thân, bạn bè, làng xóm

Cơm ngũ sắc đặc trưng của người Giang Tô trong tết Hàn Thực
Cơm ngũ sắc đặc trưng của người Giang Tô trong tết Hàn Thực – Nguồn: Dân trí

Cơm ngũ sắc là món ăn đặc trưng trong dịp lễ của người dân Giang Tô, Trung Quốc. Món cơm này gồm 5 màu là đen, vàng, đỏ, tím và trắng tượng trưng cho ngũ hành phong thủy. Vào ngày 3/3 hàng năm, người dân tộc Xa sẽ nấu cơm ngũ sắc và đem tặng cho các nhà khác.

Hy vọng bài viết trên của Du lịch Việt Nam giúp bạn hiểu hơn về tết Hàn Thực Trung Quốc. Nếu bạn muốn hiểu thêm và trải nghiệm trực tiếp văn hóa của người Trung. Hãy liên hệ với Du lịch Việt Nam để được tư vấn về Tour du lịch Trung Quốc.  

Ngọc Đinh

  • Du lịch Trung Quốc
  • cẩm nang du lịch Trung Quốc
0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments

Trung quốc

Khám phá 8 Lễ hội ở Trung Quốc độc đáo

Khám phá 8 Lễ hội ở Trung Quốc độc đáo

Du lịch Trung Quốc khám phá xứ tỷ dân đẹp ngẩn ngơ 

Du lịch Trung Quốc khám phá xứ tỷ dân đẹp ngẩn ngơ 

Du lịch Quảng Châu khám phá cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc

Du lịch Quảng Châu khám phá cửa ngõ phía Nam của Trung Quốc

Du lịch núi Tuyết Ngọc Long say mê với vẻ đẹp cổ tích 

Du lịch núi Tuyết Ngọc Long say mê với vẻ đẹp cổ tích 

Thượng Hải

Những điểm du lịch Thượng Hải đẹp mãn nhãn đã check in là mê mẩn (P1)

Những điểm du lịch Thượng Hải đẹp mãn nhãn đã check in là mê mẩn (P1)

Những điểm du lịch ở Thượng Hải đẹp mãn nhãn đã check in là mê mẩn (P2)

Những điểm du lịch ở Thượng Hải đẹp mãn nhãn đã check in là mê mẩn (P2)

Cẩm nang du lịch Trùng Khánh – Thành phố của những “mê cung” kỳ diệu 

Cẩm nang du lịch Trùng Khánh – Thành phố của những “mê cung” kỳ diệu