Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Di tích: nỗi khổ đau tan nát

Thứ sáu, 12/07/2013, 11:01 GMT+7
Có khoảng 10 hộ dân khu phố cổ Đồng Văn, Hà Giang đang đòi trả lại danh hiệu di tích cấp quốc gia. Nhà của họ đang ở bị xuống cấp rất nghiêm trọng nhưng bao năm qua không được tu bổ.
quảng cáo

Di tích nỗi khổ đau tan nát
Xã Đường Lâm, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội có khoảng 1.500 hộ dân sinh sống nhưng chỉ có hơn 10 nhà được xếp hạng nhà cổ
 
Họ muốn trả lại danh hiệu để được xây nhà mới. Vậy là câu chuyện ở Đường Lâm, Sơn Tây lại diễn ra ở cực Bắc Tổ quốc, nơi có những ngôi nhà tường trình, hai tầng, lợp ngói âm dương, của người Mông, Tày, Hoa, được hình thành từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, rất thu hút khách du lịch.
 
Phản ứng của bà con quê hai Vua Phùng Hưng – Ngô Quyền đã được Bí thư Thành ủy Hà Nội quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ, nhưng Đồng Văn sẽ thế nào? Hiện phố cổ Đồng Văn còn giữ được khoảng 40 ngôi nhà cổ đặc sắc, có tuổi đời trên 100 năm. Không biết sau đợt này những ngôi nhà trên có biến mất để thay vào đó là những căn nhà ống vô hồn hay không?
 
Từ khi được công nhận di tích cấp quốc gia và được quy hoạch thành khu du lịch, việc bảo tồn phố cổ Đồng Văn đã được đặt ra. Tuy nhiên, những ngôi nhà cứ hư hỏng, xuống cấp dần, người dân chờ mỏi mòn nhưng vẫn chưa có ngân sách sửa chữa. Địa phương cũng khó khăn, nên dự định đến quý 4 năm nay mới có thể trùng tu khẩn cấp 10 căn nhà có nguy cơ sụp đổ cao nhất. Còn lại những ngôi nhà khác sẽ chờ kế hoạch tiếp theo…
 
Phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội… cũng đều đã trải qua những vấn nạn đau khổ như vậy. Để thì sinh hoạt khó khăn, thậm chí nguy hiểm mà không được hưởng chút lợi lộc nào từ du lịch mang lại, nhưng dỡ đi làm lại thì không được phép. Xem ra đúng là bà con bị thiệt thòi. Vinh dự thì mơ hồ mà thua thiệt thì diễn ra hàng ngày.

 Di tích nỗi khổ đau tan nát
Sinh hoạt chật trội trong phố cổ Hà Nội

Thực trạng này cho thấy, cho đến nay ngành bảo tồn, bảo tàng vẫn lúng túng trong việc ứng xử với các quần thể di tích có dân cư đang sinh sống, chưa có những kế hoạch, giải pháp cụ thể để bảo tồn, phát huy giá trị di tích bên cạnh việc bảo đảm an toàn cũng như lợi ích chính đáng của người dân, chủ nhân của di sản. Do đó, thấy dân phản ứng mạnh thì quan tâm, nếu dân âm thầm chịu đựng hay lặng lẽ thay đổi thì chắc cũng chẳng sao.
 
Việt Nam là quốc gia đa dạng về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, về phong cảnh thiên nhiên nên nhiều di tích. Cả nước ta hiện có khoảng 40.000 di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 23 di tích đặc biệt cấp quốc gia và hơn 6.000 di tích cấp tỉnh. Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất, hoặc trên mặt đất, có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử.

Di tích là hồn cốt, là tiếng nói của cha ông trao truyền cho các thế hệ. Đó là tài sản vô giá. Tuy nhiên, di sản vô giá ấy bị đe dọa, bị tổn hại hàng ngày. Không được tu bổ kịp thời, dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng là một thực tế. Nguy cơ khác có khi nghiêm trọng hơn, đó là tân trang, thay mới, hủy hoại yếu tố gốc như vô số di tích đã gặp phải trong thời gian qua, nào là Cổng thành nhà Mạc ở Tuyên Quang; Đình Kim Liên, Chùa Trăm Gian ở Hà Nội, Đền mẫu khu di tích Núi Nưa ở Thanh Hóa…
 
Vì thế, Nhà nước cần quan tâm mạnh mẽ, cụ thể hơn nữa đối với di tích trước khi quá muộn.
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)