![]() |
Nhà cổ Phùng Hưng Hội An - Ấn tượng kiến trúc độc đáo miền di sảnThứ ba, 31/12/2024, 15:59 GMT+7
Ghé thăm nhà cổ Phùng Hưng Hội An, du khách sẽ cảm nhận được nét đẹp tuyệt vời với những dấu ấn đặc trưng, dù đã trải qua bao thăng trầm của thời cuộc. Hội An Quảng Nam không chỉ có những con phố đèn lồng rực rỡ mà còn có những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, trong số đó nhà cổ Phùng Hưng Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn. Ngôi nhà cổ là một chứng nhân lịch sử, cùng phố cổ đi qua những thăng trầm của thời cuộc và ngày nay đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn du khách không chỉ bởi bề dày lịch sử lên đến 442 năm mà ở đây còn ẩn chứa những câu chuyện đặc biệt, nét đẹp kiến trúc giao thoa độc đáo.
![]() Nhà cổ Phùng Hưng là điểm nhấn kiến trúc độc đáo ở Hội An. Ảnh: Visit Hội An
guồn gốc lịch sử của nhà cổ Phùng Hưng Hội AnNhà cổ Phùng Hưng Hội An được xây dựng từ năm 1780 bởi một thương nhân người Việt c nhiều mối quan hệ trong giới làm ăn kinh doanh vào thời kỳ đó. Ngôi nhà được đặt tên là Phùng Hưng với ý nghĩa vô cùng đặc biệt, đó chính là “phát đạt” và “hưng thịnh”, điều mà bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn. Thuở xưa khi nhà cổ Phùng Hưng Hội An được xây dựng thì được dùng để kinh doanh các mặt hàng về lâm thổ sản như muối, tiêu, quế, đồ sứ, tơ lụa hay thủy tinh. Theo thời gian nhà cổ Phùng Hưng đã trải qua rất nhiều thăng trầm, cho đến hiện tại người chủ của ngôi nhà là con cháu đời thứ 8 của chủ nhân đầu tiên. ![]() Ngôi nhà cổ có lịch sử hơn 400 năm/. Ảnh: @hwany_story
Ngôi nhà vẫn giữ nguyên được những đường nét kiến trúc không gian như những ngày đầu mới xây dựng, là một trong những điểm đến đặc trưng về nghệ thuật, kiến trúc và lối sống của các thương nhân xưa ở Hội An. Đồng thời đây cũng là một trong những chứng nhân về sự giao thoa văn hóa độc đáo ở phố Hội. Khi ghé thăm nơi đây, du khách sẽ có cảm giác như được ngược dòng thời gian trở về với thời kỳ phố Hội còn sầm uất, hưng thịnh với các hoạt động giao thương buôn bán, tấp nập. Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, kiến trúc, nhà cổ Phùng Hưng Hội An đã chính thức được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993. >> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch làng rau Trà Quế Hội An lạc vào miền quê thanh bình Kiến trúc giao thoa độc đáo ở nhà cổ Phùng Hưng Hội AnNhà cổ Phùng Hưng Hội An có kiến trúc rất đặc biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam bởi thời kỳ nhà cổ được xây dựng việc giao thương buôn bán qua lại giữa các thương nhân đến từ các nước này vô cùng phát triển. Ngôi nhà sử dụng gỗ làm vật liệu chính để xây dựng các khung, sàn, phần tường hồi xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Các chi tiết như xà gỗ, cột, dầm đều được trang trí và chạm khắc những họa tiết vô cùng tỉ mỉ.
![]() Nhà cổ Phùng Hưng có kiến trúc giao thoa độc đáo. Ảnh: ST
Mặt tiền của nhà cổ Phùng Hưng có ba gian và có một lối đi chính ở gian giữa, hai gian bên cạnh đều có cửa bán hàng, trên cửa chính có hai mắt cửa được gọi là môn thần, một trong những dấu ấn kiến trúc đặc trưng ở Hội An. Môn thần không chỉ là một vật trang trí, mà còn mang yếu tố tâm linh đặc biệt được xem như là một đôi mắt canh giữ cho ngôi nhà, hạn chế những điều xấu xâm nhập. Khu vực phía ngoài cùng của nhà cổ Phùng Hưng trước đây chính là nơi bán hàng và hiện tại được sử dụng làm nơi tiếp khách tham quan, không gian và cách bài trí nội thất vẫn được giữ nguyên vẹn. Đi từ bên ngoài vào, du khách sẽ đi qua một cánh cửa giữa và trên cửa này có treo một bức hoành phi đề “Thế Đức Lưu Quang”, tức là đức hạnh tổ tiên sẽ lưu truyền và tỏa sáng, ở hai bên cửa đều có những câu đối.
![]() Lối đi trong nhà cổ. Ảnh: ST
![]() ![]() Không gian phòng khách của nhà cổ Phùng Hưng. Ảnh: DL Quảng Nam
Đi vào bên trong là phòng khách, đây là một khoảng không gian được thông cao tới mái giúp cho ngôi nhà thu sáng tốt hơn và thoáng đãng, mát mẻ trên tầng hai có lan can bảo vệ. Ở nhà của Phùng Hưng Hội An có tất cả 80 cây cột gỗ lim và bộ mái ở khoảng thông tầng của nhà theo kiến trúc mái tứ hải xòe ra bốn hướng, phần mái này sẽ cao hơn các lớp mái khác để tạo một khoảng không thông thoáng. Đây là một nét đặc trưng của kiến trúc Nhật.
![]() Trần mái được thiết ké rất thoáng. Ảnh: Visit Hội An
![]() Lan can trên tầng 2 của nhà cổ. Ảnh: ST
![]() Chạm trổ cá chép trên xà lan can. Ảnh: ST
Gian trong cùng chính là nơi ở của người nhà, có cầu thang gỗ thông lên tầng 2, gian ngoài cùng của tầng 2 được sử dụng là nơi thờ cúng và sinh hoạt, ngoài bàn thờ tổ tiên thì ở đây còn có ban thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, một trong những vị thần rất đặc trưng trong đời sống tâm linh của người Hoa. Ở đây có kết cấu mái và hệ thống khung sườn sàn gỗ mang đặc trưng của kiến trúc Việt. Tham quan nhà cổ Phùng Hưng hẳn du khách sẽ ấn tượng bởi trên mặt sàn, ở không gian bên trong sẽ có một ô cửa vuông người ta gọi là cửa sập, ngoài tác dụng thông với gian buôn bán ở tầng dưới thì ô cửa này còn được sử dụng để chuyển các vật dụng lên trên cao khi có lũ lụt. Ở khu vực hiên tầng 2 của nhà cổ Phùng Hưng Hội An có cấu tạo trần vỏ cua rất đặc trưng trong kiến trúc Trung Hoa và những khung đỡ mái hình cá chép, biểu tượng của sự may mắn thịnh vượng và quyền lực. Tham quan nhà cổ Phùng Hưng, du khách còn có thể dễ dàng bắt gặp những món đồ cổ đồ gốm sứ tuổi đời hàng trăm năm.
![]() Bên trong nhà cổ có thể bắt gặp những món đồ cổ gốm sứ. Ảnh: ST
>> Xem thêm: Tour du lịch Quảng Nam - Hội An trọn gói siêu HOT Kinh nghiệm thăm quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An
|
Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn |