![]() |
Làng cổ Phước Tích - Miền quê bình yên bên dòng Ô Lâu xứ HuếThứ tư, 26/07/2023, 08:01 GMT+7
Nổi tiếng bởi nghề làm gốm từ lâu đời cùng khung cảnh bình yên của những con đường rợp bóng cây, hệ thống nhà rường cổ dày đặc và các di tích đền miếu cổ xưa, làng cổ Phước Tích là chốn bình yên cho những ai đang tìm kiếm một miền quê yên ả để thư giãn và tìm lại chính mình. Sau làng cổ Đường Lâm của Hà Nội thì làng cổ Phước Tích của xứ Huế chính là ngôi làng tiếp theo được chính thức công nhận là Di tích quốc gia. Ngôi làng bình yên bên dòng sông Ô Lâu này mang nét đẹp đặc trưng của miền quê Bắc Trung Bộ với không gian và những nét đẹp truyền thống vẫn được lưu giữ một cách nguyên vẹn. Nếu như muốn tìm về những điều xưa cũ, bình yên của xứ Huế giữa dòng chảy của thời gian, cùng bức tranh làng quê đặc trưng với cây đa, bến nước, sân đình hay những trầm tích di sản, những nét văn hoá được bồi đắp qua hàng trăm năm thì làng cổ Phước Tích sẽ là điểm đến dành cho bạn.
![]() Làng Phước Tích nằm bên dòng Ô Lâu là điểm đến nổi tiếng ở Huế. Ảnh: The Hue of Hue
>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Huế siêu HOT cập nhật mới Lịch sử của làng cổ Phước TíchLàng cổ Phước Tích thuộc địa bàn của xã Hòa Phong huyện Phong Điền, cách trung tâm thành phố Huế 40km. Làng nằm ở trên một cồn đất cao được gọi là xứ cồn Dương và bao quanh là dòng Ô Lâu xanh mướt hiền hoà. Theo các ghi chép lịch sử thì làng cổ Phước Tích đã được hình thành từ cách nay khoảng 500 năm dưới thời của nhà Lê. Ở thời kỳ sơ khai đã có 12 vị của 12 họ tộc tìm đến Phước Tích để khai làng, lập làng và dần họ đã trở thành những vị khai cảnh của làng cổ, trong đó vị khai canh mang họ Hoàng được biết đến là có công trạng lớn nhất.
![]() Làng cổ đã có lịch sử hơn 500 năm. Ảnh: Đức Nguyễn
Ban đầu vị khai canh họ Hoàng đã đặt tên làng là Cảm Quyết vì ông và các vị thân tín đều có xuất thân từ vùng núi Quyết của tỉnh Nghệ An. Sau đó đến thời Chúa Nguyễn làng lại được đổi tên là Phước Giang, thời nhà Tây Sơn gọi là Hoàng Giang và đến thời vua Nguyễn mới được ban tên là Phước Tích, mang ý nghĩa là phước lành từ bao đời được tích góp mà nên. Người dân làng cổ Phước Tích luôn gìn giữ các giá trị truyền thống và ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước, điều này thể hiện rõ nét ở ngôi đình làng.
![]() Lịch sử làng Phước Tích gắn liền với kỳ khai mở lãnh thổ xưa kia. Ảnh:@phh07
Theo đó xưa kia làng có đến hai đình tên là đình Đại ở xóm Hạ Hoà là nơi tế tự và đình Trung ở xóm Trung Hòa là nơi sinh hoạt chung của người dân. Trong kháng chiến chống Pháp cả hai đình đều bị phá huỷ nặng nề , về sau đình Trung đã được người dân làng tôn tạo lại và làm nơi thờ Thành Hoàng, các vị khai canh và thập nhị tôn phái, tại đình hiện vẫn còn những tấm bia ghi lại công đức của những vị có công lao lớn đối với làng. Trải qua 500 năm lịch sử đến nay ở làng cổ Phước Tích vẫn còn lưu giữ rất nhiều giá trị văn hoá cổ xưa cũng như tiếp biến mở rộng các giá trị văn hoá, biến nơi này trở thành điểm đến hấp dẫn mang những nét cổ kính đặc trưng của xứ sở. Khám phá làng cổ Phước TíchNgay khi bước vào làng cổ Phước Tích điều du khách có thể cảm nhận rõ nét chính là không gian bình yên và những mảng xanh ngát bất tận của cây lá.Dạo quanh làng cổ ngoài những lối đi phủ bóng cây mát rượi, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều miếu mạo, mỗi công trình là một câu chuyện gắn liền với lịch sử lâu đời của làng. Ngay đầu làng, bạn sẽ bắt gặp miếu Cây Thị, ngôi miếu có lịch sử rất lâu đời thậm chí xuất hiện từ khi làng còn chưa thành lập. tên gọi Cây Thị của miếu bắt nguồn từ gốc thị cổ thụ nằm bên cạnh, cây rất lớn với thân hình đồ sộ, 5, 6 người ôm vẫn không xuể.
![]() Miếu Cây Thị nằm ngay đầu làng Phước Tích đã được công nhận di sản. Ảnh: Khamphahue.gov
Theo các lão niên trong làng thì từ khi người làng đặt chân đến đây đã thấy ngôi miếu và cây thị và miếu ở đây vốn để thờ Po Nagar và vẫn được người làng tiếp tục phụng thờ, sau đó trùng tu tôn tạo để có diện mạo ngày nay. Miếu có cổng chỉ 1,3m với vẻ cổ kính và có vai trò đặc biệt trong đời sống tâm linh của người dân làng cổ Phước Tích. Ngày 16/1 âm lịch hằng năm người dân làng cổ Phước Tích sẽ làm lễ tưởng nhớ những vị khai canh của làng cũng như cảm ơn sự chở che của thần cây và thần miếu. Năm 2015 miếu Cây Thị và cây thị ngàn năm tuổi đã được công nhận là di sản. Cùng với miếu Cây Thị thì miếu Đôi cũng là điểm đến rất linh thiêng ở Phước Tích. Miếu Đôi thờ ngài Khai canh Hoàng Minh Hùng cùng ngài Bổn nghệ tổ của làng thường được gọi là ông Nồi. Chuyện xưa kể rằng ở trước ngôi Miếu xưa kìa từng có 2 con cá gáy rất lớn thường đến chầu, một hôm chuyến thuyền đánh cá đến gõ ván to quá nên đôi cá bị sợ và mắc lưới, khi đánh bắt đười người trên thuyền đã quyết định làm thịt ăn và sau đó toàn bộ người trên thuyền đều mất mạng chỉ trừ một bà lão không ăn thịt cá còn sống sót. Gắn liền với miếu Đôi còn nhiều câu chuyện huyền bí khác, cũng bởi vậy mà người làng cổ Phước Tích coi miếu Đôi là nơi rất tôn kính và linh thiêng. Chùa Phước Bửu cũng là điểm đến tâm linh hấp dẫn ở Phước Tích với kiến trúc độc đáo và cổ kính, đây hiện là ngôi chùa duy nhất của làng.
![]() Miếu Đôi gắn liền với những câu chuyện huyền bí. Ảnh: journeys In Hue
Hệ thống chùa, miếu ở làng Phước Tích phản ánh phần nào đời sống tâm linh của người dân, du khách đến đây có thể thăm quan miếu Liễu Hạnh thờ chính mẫu Liễu Hạnh, miếu Quảng Tế nơi thờ bà Dàng hay còn gọi là Dương phu nhân. Làng cũng có những ngôi miếu hiện chỉ còn tên gọi như miếu Ngũ Hành, miếu Văn Thánh hay miếu Ông Cọp…
![]() Miếu Liễu Hạnh nằm dưới tàng cây xanh mướt của làng Phước Tích. Ảnh: journeys in hue
>> Xem thêm: Khám phá tháp Phước Duyên - biểu tượng linh thiêng của chùa Thiên Mụ Ngoài hệ thống đền miếu thì làng cổ Phước Tích còn nổi tiếng bởi hệ thống những ngôi nhà rường cổ dày đặc. Nhà cổ ở đây nằm dưới những khu vườn xanh mướt với những hàng cau, hàng chè tàu bao bọc xung quanh.Tại Phước Tích có đến 26 ngôi nhà rường cổ với lịch sử 100 năm trong đó có những nhà rường cổ mang đậm nét kiến trúc truyền thống của nhà vườn xứ Huế với 3 gian 2 chái. Thường gian chính nhà rường là nơi để thờ cúng ông bà tổ tiên, hai gian còn lại là nơi để ngủ và sinh hoạt. Dạo quanh làng du khách cũng có thể bắt gặp những chiếc bể cạn có tấm bình phong chạm hoa văn cổ kính, đậm chất cố đô.
![]() Phước Tích có rất nhiều nhà rường cổ trăm năm tuổi. Ảnh: The Hue of Hue
Thăm thú làng cổ Phước Tích du khách có thể nhận thấy ở bất cứ đâu cũng có sự xuất hiện của gốm, những chiếc lu, cối, om như một hình ảnh bình dị mà rất đặc trưng. Điều này hoàn toàn không lạ bởi làng cổ Phước Tích nức tiếng một thời bởi nghề làm gốm, các sản phẩm của làng từng được đưa đi bán ở khắp nơi và những chiếc om đất ở đây từng được các vua triều Nguyễn sử dụng và đặt với cái tên là "ngọc oa ngự dụng", chẳng thế mà dân gian vẫn lưu truyền câu thơ “Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế, Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”. Xưa kia nghề gốm ở Phước Tích tấp nập trên bến dưới thuyền nhưng nay chỉ còn duy nhất một xưởng Gốm nằm cạnh lò gốm cũ của một người dân trong làng, cũng là nơi du khách thường tìm đến để tham quan, mua và trải nghiệm cách làm gốm.
![]() Xưởng gốm ở làng Phước Tích là nơi thu hút du khách. Ảnh: @ruby_hoang
Dạo quanh làng cổ Phước Tích du khách hẳn sẽ ngỡ ngàng bởi quanh làng có đến 12 bến nước với không gian thơ mộng bình yên. Phía sau làng cổ là hồ Hà Trì nơi có những luỹ tre xanh mướt toả bóng và có thể nhìn thấy tháp nhà thờ cao vút của làng Phú Xuân bên cạnh. Mỗi độ hè về hồ sen nở thơm ngát mang đến cảnh sắc tuyệt đẹp. Được biết giống sen của hồ Hà Trì là sen trắng trong Hoàng thành được người làng đưa về để trồng tô điểm cảnh quan những như làm trà, nấu rượu.
![]() Phước Tích có đến 12 bến nước nằm quanh làng. Ảnh: @copedoconnn
![]() Hồ sen trắng nở thơm ngát những ngày hạ. Ảnh: journeys in hue
Những trải nghiệm thú vị ở làng cổ Phước Tích
|
Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn |