Mùa đông Nhật Bản ăn gì cho ấm bụng?
Mùa đông Nhật Bản so với Việt Nam lạnh hơn nhiều, nhất là khu vực phía bắc và ấm dần về khu vực phía nam. Để làm ấm cơ thể trong thời tiết buốt giá này, người dân bản địa đã tìm tới thực phẩm, một trong số đó chính là:
Oden
Trời đông lạnh Nhật Bản không thể thiếu món Oden. Thưởng thức Oden, bạn sẽ cảm thấy ấm lòng ngay lập tức. Nhiều du khách lần đầu nghe Oden đã không thể mường tựa món ăn này như thế nào. Thực sự, Oden là các món xiên que, tựa như những cây xiên được bán ở các ngôi trường Việt Nam. Đây là món ăn truyền thống của Nhật Bản.
Mỗi khi tiết trời bắt đầu lạnh ghé thăm mảnh đất xứ sở Phù Tang này thì bạn dễ dàng bắt gặp những quầy hàng bán Oden dọc trên những con phố. Và thời điểm này, người Nhật Bản đã bắt đầu làm ấm dạ dày của mình bằng cách thưởng thức món Oden, đây là sự lựa chọn hoàn hảo.
Cách đây hơn 800 năm, món Oden Nhật Bản đã xuất hiện. Trước đây, cách chế biến của món ăn này khá đơn giản, hầu như ai cũng làm được. Những miếng đậu phụ được cắt thành từng miếng vuông rồi xiên qua que tre. Một ít nước sốt miso được rưới lên trên miếng đậu phụ và cứ thế người ăn mặc nhiên mà thưởng thức.
Và dĩ nhiên, thời gian cứ mặc thế mà trôi, món ăn Oden truyền thống này bắt đầu có những thay đổi tích cực. Ngày nay, nguyên liệu được sử dụng đa dạng hơn, cách chế biến cũng có những thay đổi đáng kể, làm cho món ăn trở nên đa dạng, hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tuỳ vào vùng miền, phần nguyên liệu của món ăn này sẽ có những thay đổi.
Mặc cho có những sự đổi thay đó đi chăng nữa, những loại thực phẩm không thể thiếu trong món ăn này là đậu phụ, trứng luộc, gân bò, củ cải trắng, thịt bọc trong đậu phụ, nấm, các loại chả cá, bắp cải cuộn, khoai tây… Bạn có dịp du lịch mùa đông Nhật Bản thì đừng bỏ qua món ăn hấp dẫn này nhé. Hãy note lại trong bảng lịch trình để khỏi băn khoăn trong chuyến du hí xứ sở Phù Tang này.
Lẩu mì Udon
Nhật Bản tự hào là một quốc gia có nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú và đến với đất nước này vào mùa nào cũng có những món ăn ngon, đáp ứng nhu cầu của thực khách. Và mùa đông Nhật Bản không thể bỏ qua món ăn truyền thống mì Udon thơm lừng, nổi tiếng bốn phương.
Nguyên liệu chính của món ăn này là những sợi mì, có kích thước to, được ngâm trong nước lạnh cùng với một số loại gia vị đã được nêm sẵn. Để gi tăng thêm hương vị đặc trưng món ăn còn có những nguyên liệu khác như trứng luộc, các loại rau xanh, nước dùng đậm đà được nấu từ cá và nước tương. Mùa đông Nhật Bản, lạnh lẽo, được thưởng thức tô mì Udon ấm cả dạ dày thì còn gì sánh bằng.
Tori Zosui
Một món ăn gợi ý cho mùa đông ở Nhật Bản, đó là Tori Zosui. Trong tiếng Nhật, “zo” có nghĩa là “thêm vào”, còn “sui” có nghĩa là “nước”. Món ăn Nhật Bản này được chế biến từ cơm nguội hoặc gạo còn thừa, sau đó được nấu chung với nước lẩu cho tới khi gạo được mềm và nhuyễn.
Mizutaki
Ngoài những món ăn được mô tả ở trên, mùa đông Nhật Bản người Nhật Bản còn ưa chuộng món ăn Mizutaki. Đây là món ăn được chế biến từ nước dùng được làm từ cá không béo, đi kèm đó là một số loại sốt có tên là Ponzo. Cũng giống như những món lẩu ở Việt Nam, nguyên liệu ăn kèm vẫn là những thứ quen thuộc như rau, thịt, hải sản…
Chẳng khác gì ở nước ta, cách ăn món lẩu Mizutaki này cũng đặt nồi gốm Donabe của Nhật trên bàn ăn với bếp ga được nấu trực tiếp. Trong những ngày đông lạnh giá, những món ăn này rất được người Nhật ưa thích, không gì thú vị hơn vừa thổi vừa ăn quả là những trải nghiệm thú vị.
Cháo rau Zosui
Mùa đông Nhật Bản lạnh lẽo, tuyết rơi trắng xoá, và người dân bản địa đã không thể bỏ qua món ăn cháo rau Zosui. Zosui là món cháo rau được ninh với nước lẩu đi kèm với nhiều nguyên liệu như nấm, hải sản, thịt gà và dĩ nhiên nguyên liệu chính không thể bỏ qua, đó chính là rau xanh. Mùa đông lạnh giá, nhiều người Nhật Bản đã tìm tới món ăn này để sưởi ấm cho chiếc dạ dày của mình.
Mì Ramen
Một món mì được xem là quốc hồn của xứ sở hoa anh đào, đó là mì Ramen. Mặc dù, loại mì này xuất hiện muộn so với Udon, Soba nhưng vẫn có một chỗ đứng trong lòng xứ sở này. Giữa trời đông lạnh, được thưởng thức bát mì Ramen nóng hổi thì còn gì sánh bằng.
Sợi mì được làm từ bột lúa mì, cho thêm ít muối, ít nước và đặc biệt không thể thiết nước tro tàu (đây là loại nước có tác dụng làm cho sợi mì dẻo, dai, có màu vàng đặc trưng. Và dĩ nhiên, món mì không thể thiếu nước súp.
Nước súp là sự kết hợp hài hoà Dashi và Tare. Dashi được nấu từ xương gà, xương heo, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, hành tây… Còn Tare là gia vị được thêm vào Dashi. Đầu bếp trong quá trình món ăn này phải có sự kết hợp tạo ra hương vị sao cho phù hợp nhất. Chuyến du lịch Nhật Bản sắp tới này, tại sao bạn không thử thưởng thức món ăn này dù chỉ một lần cũng đủ làm bạn ấn tượng, khó quên.
Mùa đông Nhật Bản ăn gì cho ấm bụng? giờ đây đã không còn phải băn khoăn nữa. Hãy note lại những món ăn trên để bạn thoả thích “vùng vẫy” trong nền ẩm thực của xứ sở Phù Tang này.