Ấn Độ – một quốc gia phải nói có rất nhiều điều thú vị tiềm ẩn. Chính vì thế, những cuộc hành trình tìm đến với vùng đất này ngày một nhiều hơn. Song để chuyến đi được suôn sẻ, trọn vẹn thì có một số vấn đề mà mọi du khách đều cần phải lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ.
Cũng như nhiều nươc khác, Ấn Độ cũng có quy tắc và chuẩn mực riêng của đất nước mình. Dưới đây là những lưu ý khi khi đi du lịch Ấn Độ như về ngôn ngữ, cách ăn mặc, văn hóa,… dành cho ai đang có ý định tới đây.
Một số điều cần lưu ý khi đi du lịch Ấn Độ
Cách ăn mặc (trang phục)
Mặc dù thời tiết ở Ấn độ hơi nóng và khá là ẩm ướt nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép mặc đồ hở hang quá mức. Hãy thể hiện mình là một người lịch sự, biết tôn trọng nền văn hóa Ấn Độ bằng chiếc quần dài quá đầu gối, áo có tay, che vai. Chưa kể, quần dài và khăn còn giúp bạn tránh được cái nắng chói chang ở đây nữa đó. Ngoài ra, du khách nên nhớ bỏ giày, dẹp ra khi đến tham quan các ngôi đền, ngôi chùa ở đây.
Ngôn ngữ cơ thể
Không “thoáng” như cách giao tiếp ở phương tây. Trong văn hóa Ấn Độ thì một ánh nhìn, một nụ cười thân thiện hay vài câu nói bất kỳ đều có thể bị xem là đùa cợt, tán tỉnh. Do đó, nếu là phụ nữ bạn nên tránh nói chuyện với đàn ông lạ, nếu cảm thấy đã bị “tia” hãy tìm cách tránh xa và di chuyển tới những nơi đông người hơn. Tốt nhất khi muốn đi du lịch Ấn Độ bạn nên đi theo nhóm đông thay vì đi một hoặc 2 – 3 người.
Ẩm thực ở Ấn Độ
Quốc gia này không chỉ đặc biệt trong nét văn hóa mà nền ẩm thực ở đây cũng phải nói có nhiều đặc sắc. Với những du khách lần đầu đến đây, hãy thận trọng vì tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thế nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ qua những món ăn đường phố đầy hấp dẫn như đồ ăn được nấu chín, hoa quả tươi bóc vỏ, uống nước đóng chai thay cho nước đã.
Mẹo măc cả khi mua sắm
Được xem như là thiên đường mua sắm, đất nước này có đủ các mặt hàng từ thủ công, trang sức, đá quý,… cực đẹp. Nhưng có một lưu ý khi du lịch Ấn Độ mà bạn cần biết là, khách du lịch nếu có ý định mua hàng thường hay bị người bán hô giá rất cao. Nếu không biết mặc cả thì tiền của bạn dễ “không cánh mà bay”.
Bạn nên trả mức giả từ thấp và tăng dần, nếu thấy quá cao hãy bỏ đi, như vậy nhiều khả năng bạn sẽ được mời quay trở lại. Thêm nữa, cần chuẩn bị tiền lẻ vì số tiền có thể bị làm tròn và người thiệt vẫn là người mua. Đặc biệt, nếu không có ý định mua hàng hãy dứt khoát bởi nạn chèo kéo khách ở đây diễn ra rất phổ biến.
Cẩn thận với các trò gian lận
Không chỉ có thói quen kỳ cò các đoàn khách du lịch mà nhiều nơi trên vùng đất này vẫn có cả vấn nạn gian lận. Khi nhận thấy có ai đó tỏ thái độ thân mật, cố ý tiếp cận để đưa bạn đến các địa chỉ đổi tiền, đặt vé, khách sạn hãy cẩn thận với trò lừa đảo. Đã có không ít người trước đó đã trả mức phí trọn gói cho tour nhưng thực chất đại lý đó không có và chấp nhận mất tiền.
Quyết đoán trong mọi vấn đề
Theo kinh nghiệm du lịch Ấn Độ thì điều này hết sức cần thiết. Bởi quá lịch sự sẽ bị coi là yếu đuối. Nếu rơi vào trường hợp bị trêu ghẹo, đừng hoảng loạn quá mức, cố gắng hét lên thật to để tìm kiếm sự giúp đỡ gần đó. Đồng thời nên tỏ không quan tâm tới những lời chào hàng hoặc là đừng chú ý quá đến một mục tiêu nào đó, nếu nắm bắt được họ rất dễ “hạ gục” tâm lý bạn.
Thêm một điều nữa có thể bạn quan tâm đó là cách thức di chuyển đến Ấn Độ. Du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội có thể chọn đường bay của Malaysia Airlines, nối chuyến tại Kuala Lumpur. Và thời gian nối tiếng sẽ mất tầm 2 tiếng, không quá lâu nên đừng lo lắng.
Xem thêm:
Nhi Tuyết