Chỉ hơn 7Tr cho 6 Ngày vivu hết Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn

987

Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn tái hiện một Trung Quốc xưa cũ thật và đẹp nhất. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng, hòa quyện với sự cổ kính, yên bình và lãng mạn. Nếu bạn đang có ý định, du lịch Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn bài viết này sẽ tổng hợp lại cho bạn những kinh nghiệm rất hữu ích cho chuyến đi.

Phượng Hoàng Cổ Trấn 6 ngày 5 đêm chỉ hơn 7tr

Nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn vào thời gian nào?

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn say đắm lòng người

Thời điểm thích hợp để bạn du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm khí hậu mát mẻ, cảnh quan quang đãng, thích hợp cho việc thăm thú, tản bộ qua những con phố cổ 1300 tuổi và cho những ai thích chụp những bộ hình sống ảo.

Địa điểm đổi tiền nhanh và tin cậy

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Các mệnh giá khác nhau của đồng nhân dân tệ

Các bạn chỉ nên đổi một lượng tiền mặt đủ để bạn mua sắm những thứ đơn giản và trả phí hành chính, vé tham quan. Còn lại nên dùng thẻ để vừa nhẹ nhàng, tránh thất thoát lại tiện dụng. Trung Quốc có rất nhiều cột rút tiền để bạn tiện dụng dọc đường. Các bạn có thể tìm đến những địa điểm sau để đổi tiền:

  • Ở Hà Nội: Phố Hà Trung; Hàng đổi tiền số 1 phố Trần Phú; Hiệu vàng Phú Vân giữa phố Lương Ngọc Quyến.
  • Ở Hồ Chí Minh: một số tiệm vàng ở đường Lê Thánh Tôn hay đường Lê Văn Sỹ.
  • Ở Trung Quốc bạn có thế đổi ở : các sân bay, hoặc đổi tại cửa khẩu.

Phương tiện đi lại ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

  • Đi bộ: Phượng Hoàng Cổ Trấn có khá nhiều cầu bắc qua sông cũng như ngóc ngách, phố nhỏ. Nó giúp bạn chủ động thăm thú được ngôi nhà cổ, lướt qua những khu chợ nhiều màu sắc và dừng lại thưởng thức đặc sản của thị trấn cổ bất cứ lúc nào.
  • Taxi: Đường ở trong Phượng Hoàng Cổ Trấn thuận dốc nên đi bộ khá dễ dàng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể gọi taxi nếu muốn tham quan được nhanh hơn. Taxi loanh quanh ngoài thành vào đến thành cổ cỡ khoảng 10 – 20 tệ.
  • Đi thuyền: Bạn sẽ được giới thiệu tour ngắm cảnh cổ trấn trên thuyền xuôi dòng Đà Giang. Trải nghiệm ngồi thuyền trên sông Đà Giang khá chông chênh nhưng cũng rất đáng để thử. Bạn không chỉ ngắm được cảnh đẹp, du khách còn có thể hiểu hơn về đời sống sinh hoạt của người dân sống cạnh dòng sông.

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Mái thuyền xuôi dòng Trường Giang

Tham khảo lịch trình tour 6 ngày Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn 

Ngày 1: Hà Nội – Bằng Tường – Nam Ninh

Ngày đầu tiên bạn sẽ khá mệt bởi phải di chuyển khá nhiều. Từ sáng sớm, đi ô tô lên cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn), làm thủ tục xuất cảnh. Các bạn chú ý không mang đồ ăn như thịt, ruốc, xúc xích, hoa quả khi nhập cảnh vào Trung Quốc. Múi giờ của Trung Quốc nhanh hơn Việt Nam 1 giờ, nên các bạn nhớ chỉnh lại đồng hồ nhé. Sau khi làm thủ tục nhập cảnh xong, lên tiếp ô tô về Nam Ninh rồi lên tàu đi Trương Gia Giới. Ăn tối và nghỉ đêm trên tàu.

Ngày 2: Thiên Môn Sơn

Sau một đêm nghỉ ngơi trên tàu, đến Trương Gia Giới và bắt đầu tham quan Thiên Môn Sơn. Ngọn núi này rất nổi tiếng với con đường trên trời và hệ thống cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là “Cáp treo dài nhất tại ngọn núi cao nhất trên thế giới” với 98 cabin cáp treo, tổng chiều dài lên tới hơn 7.400m, độ cao của ga trên của tuyến cáp treo là 1.279m.

Trương Gia Giới còn được ví như chốn thần tiên dưới hạ giới với hơn 3.000 cột đá và vách núi hình thù thiên biến vạn hóa. Nơi đây đã vinh dự được lấy cảm hứng của cảnh quay trong bộ phim bom tấn nổi tiếng thế giới Avatar. Ngồi trên cáp treo nhìn xuống dưới và các bạn sẽ thấy con đường 99 khúc cua nổi tiếng tại Thiên Môn Sơn.

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Đường lên đỉnh Thiên Môn với những khúc cua táo bạo

Nếu đủ dũng cảm và tự tin, bạn hãy thử đi trên Sạn đạo kính- cây cầu kính dài khoảng 60m men theo vách núi. Khi qua cầu bạn phải bọc giầy giá 5Y/ng. Đứng trên Sạn đạo nhìn xuống qua kính tấm trong suốt, không khác gì như đang lơ lửng giữa không trung. Nhiều du khách đã phải bật khóc khi đi trên con đường kính cheo leo này. Sau khi ăn trưa, khởi hành đi tham quan: Họa Viện Quân Thanh thưởng thức tranh họa bằng cát và mua sắm tại cửa hang Đá Qúy.

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Những du khách dũng cảm thử sức trên Sạn đạo kính

NGÀY 3. Trương Gia Giới – Phù Dung Trấn

Du Lịch Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn nhất định không thể bỏ qua Phù Dung Trấn. Phù Dung Trấn đã có hơn 2000 năm lịch sử của người Thổ Gia. Nơi đây được mệnh danh là thị trấn treo trên thác nước. Đến trấn Phù Dung, dạo bước trên đường phố trải đá xanh thật mơ màng. Những đường phố, nếp nhà sàn, tường khắc hoa khi ẩn khi hiện, dưới ánh chiều tà, nhà cửa trong thị trấn cổ mộc mạc nằm rải rác đó đây. Khi đặt chân lên địa phận thị trấn Phù Dung, du khách nhất định sẽ có nhiều cảm nhận mới lạ, trụ đồng Khê Châu cao gần 4 mét, gồm 8 cạnh, nặng 2 tấn rưỡi, trên khắc hơn 2500 chữ ghi lại đoạn lịch sử của dân tộc Thổ Gia trong Viện bảo tàng phong tục tập quán dân tộc Tương Tây là văn vật trọng điểm bảo tồn đợt đầu cấp quốc gia do Quốc vụ viện công bố. 

Ngày 4+5: Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hàng Cổ Trấn đậm chất thơ, chất tình

Phượng Hoàng Cổ Trấn chính là tâm điểm của cả chuyến đi. Phượng Hoàng là tên một cổ trấn thuộc Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam, cách Cát Thủ (Càn Châu) khoảng 53 km, cách Trương Gia Giới khoảng 280 km. Phượng Hoàng trấn với 1.300 năm tuổi là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng.

Nằm cạnh dòng Đà Giang, Phượng Hoàng Cổ Trấn là một điểm đến 2 mặt. Bởi lẽ nếu ban ngày cổ trấn hiện ra như trong thước phim cổ xưa. Đến đêm, nó tự nhiên trở nên sôi động với những quán bar, café, quán ăn vô cùng sầm uất. Đến với trấn cổ này, bước một bước có cả nghìn góc sống ảo. Các địa điểm bạn có thể mặc sức chụp ảnh đó là: Bắc Môn cổ thành, Cầu Hồng Kiều, cầu đá bắc ngang sông Đà Giang, các góc phố nhỏ,… 

Buổi chiều, bạn hãy dành thời gian ngồi trên cầu Hồng Kiều uống chén trà thanh tao, ăn đôi ba cái kẹo gừng và lắng nghe những bài dân ca không tên. Người dân trấn cổ, tuy tránh xa chốn đèn hoa giăng lối tấp nập, vẫn náo nhiệt, vui vẻ chẳng kém chốn phồn hoa đô thị.

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Canh cá canh đậm đà, thơm ngon

Và bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ăn vô cùng lạ miệng và đầy màu sắc. Lẩu cá cay là đặc sản quen thuộc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Cá được đánh bắt từ con sông Đà Giang và được chế biến ngay khi vừa vớt lên. Cá vẫn giữ nguyên được vị ngọt, thịt rất dai và bùi. Vì khí hậu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn se se lạnh nên các món ăn ở đây hầu như đều cay. Có lẽ bởi đây là cách làm ấm bụng của người dân nơi đây. 

Phượng Hoàng Cổ Trấn

Những món ăn đường phố vô cùng bắt mắt

Đậu phụ thối ở đây cũng khác. Món đậu phụ thối bình thường chỉ ngâm trong nước muối 5-10 ngày, còn đậu phụ Hồ Nam lại được ủ đến 15 ngày. Do thời gian ủ dài hơn mà món đậu phụ thối này trở nên thơm bùi và béo ngậy. Ở Phượng Hoàng cổ trấn, bát mì  thơm ngọt vị thịt xương và nghi ngút khói tỏa mùi vị rất đặc trưng. Các bạn nên ghé để thưởng thức, quán nào càng nhỏ, càng cổ thì mì sẽ càng ngon. Mì ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khá đa dạng với 3 kiểu mì chính: mì sủi cảo, mì hoành thánh và mì sợi. Vì thế khi gọi món bạn phải chỉ đích danh kiểu mì để không nhầm lẫn.

Ngày 6: Nam Ninh – Hà Nội

Chuyến du lịch gần đi đến hồi kết. Chúng ta lên tàu về Nam Ninh, trên đường trở về Hà Nội. Sau khi ăn trưa, chúng ta sẽ lên đường về cửa khẩu Hữu Nghị nhập cảnh. Đến tối, xe sẽ về đến Hà Nội. 

Khi còn trẻ, còn sức khỏe, hãy đi du lịch và tận hưởng những quãng thời gian tươi đẹp. Chuyến du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ là một trong những sợi chỉ màu rực rỡ thêu dệt nên tấm vải kỉ niệm của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo tour Phượng Hoàng Cổ Trấn của Lữ hành Việt để có một chuyến đi thuận tiện, dễ dàng và tận tình hơn.

Xem thêm: