Banner Movi
DÒNG SỰ KIỆNruộng bậc thang Y Tý

Rabat dành cho những ai yêu thích kiến trúc cổ

Thứ bảy, 05/01/2013, 15:51 GMT+7

Nhờ có sự kết hợp giữa kiến trúc cổ kính và hiện đại, thành phố Rabat vương quốc Marốc được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới vào năm 2012. 

quảng cáo

Đó là Vườn Jardins d'Essais hình thành thời dưới thời thuộc địa Pháp được xây dựng từ năm 1912– 1930, công trình cổ kính có từ thế kỷ XII như Nhà thờ Hồi giáo Hassan, hay cảng và công sự Almohad.
 

Rabat dành cho những ai yêu thích kiến trúc cổ
Thành phố Rabat, Maroc. Ảnh: Benjamin Ballande


Nằm trên bờ biển Đại Tây Dương ở phía Tây Bắc của Vương quốc Marốc, thủ đô Rabat là sản phẩm của sự trao đổi tinh tế giữa văn hóa quá khứ Hồi giáo Arabo và hiện đại phương Tây. Kiến trúc thành phố bao gồm khu đô thị mới hình thành và xây dựng dưới sự bảo hộ của Pháp từ 1912 - 1930, bao gồm cả hoàng gia và khu vực hành chính, khu dân cư và phát triển thương mại, Vườn Jardins d'Essais và khu phố cổ. Khu đô thị mới là một trong những dự án đô thị hiện đại nhất ở châu Phi trong thế kỷ XX. Các khu phố cổ bao gồm di tích Hassan Mosque (năm 1184), thành lũy Almohad…
 
Đặc sắc nét đẹp cổ xưa, cũ kĩ
 
Rabat là minh chứng cho một thành phố vốn được hình thành thời Protectorate, đầu của thế kỷ XX. Nó cũng chứng minh cho sự thành công trong việc quy hoạch và xây dựng thành phố hiện đại quyện lẫn các giá trị kiến trúc của Maghreb, thành phố cổ với nhiều di tích lịch sử và di sản. Kết quả là tạo nên một phong cách kiến trúc và trang trí đặc biệt đặc trưng của trường phái Marốc.
 
Rabat dành cho những ai yêu thích kiến trúc cổ
Kiến trúc cổ Rabat, Maroc. Ảnh: Benjamin Ballande
 
Những khách sạn gần khu phố cổ thường có phòng ngủ bé và chật chội, đường sá chằng chịt những ngõ nhỏ với đủ các thể loại cửa hàng cửa hiệu cũ và tối,… thường làm cho khách du lịch hiểu lầm về chất lượng dịch vụ du lịch và cuộc sống Rabat khi họ đặt chân lên thành phố này vào ngày đầu tiên. Họ không biết rằng, cái mà họ tưởng đã quá cũ kỹ và lỗi thời chính là cái mà người ta cố tình gìn giữ từ bao đời nay, nhằm mục đích bảo tồn và thu hút du khách. Những khu phố mới của Rabat cũng hiện đại và rực rỡ không thua kém thủ đô các nước khác với nét độc đáo riêng. Nơi đây, người ta dễ dàng bắt gặp những di tích cổ xưa, những thành quách màu nâu đỏ nằm trầm mặc bên cạnh những tòa nhà, những công trình mới toanh sơn tuyền một màu trắng toát. Kiến trúc kiểu Pháp thời thuộc địa hài hòa với những khu nhà kiểu bản địa.
 
Trở thành thủ đô của Marốc từ thế kỷ XII, dưới triều vua Yacua Enmaxua, hiện nay, với 1,2 triệu dân, Rabat có dáng dấp của một thành phố châu Âu. Nhiều công trình kiến trúc khá đẹp và các đại lộ thoáng, rộng, trồng cọ hai bên. Nổi bật nhất là Cung điện Hoàng gia và Lăng vua Muhammad V. Quảng trường thành phố là nơi nhộn nhịp suốt ngày đêm với các màn ca hát, nhảy múa, nhất là các điệu múa dân gian đầy màu sắc, tiệm ăn ngoài trời rộng lớn với các quầy bán đủ thứ món ăn Marốc.
 
Rabat dành cho những ai yêu thích kiến trúc cổ
Quang cảnh Rabat, Maroc. Ảnh: Benjamin Ballande
 
Thủ đô màu xanh giữa châu Phi
 
Nói đến châu Phi người ta hay nghĩ đến những vùng đất khô cằn, nứt nẻ. Nhưng khi đến Rabat bạn sẽ ngạc nhiên khi màu xanh ngự trị khắp nơi. Màu xanh của những bãi cỏ tô điểm dưới chân thành cổ, của những khu rừng thưa nằm chen lẫn và trải rộng, thành phố đầy những cây cổ thụ thân to đến hai người ôm không trọn, với tàn lá được xén tỉa công phu thành hình khối tròn trịa hoặc vuông vức. 
Màu xanh còn tràn vào thành cổ Oudayas, nằm tách biệt ở phía Bắc thủ đô. Khu thành cổ có diện tích 12 mẫu được xây dựng vào thế kỷ thứ XII, nguyên thủy là tu viện, nhưng là một tu viện đặc biệt, vì các vị tu sĩ ở đây là những người lính. Họ sử dụng tu viện làm nơi sinh sống và làm căn cứ để tiến hành các cuộc thánh chiến Tây Ban Nha. 
 
Do đặc điểm trên mà thành cổ được xây dựng như một pháo đài kiên cố để cố thủ và chống trả những cuộc tấn công của quân thù. Đó còn là kinh đô của vua Muhammed Ben Abdellah vào nửa cuối thế kỷ thứ XVIII. Vừa là công trình quân sự vừa là nơi ngự trị của nhà vua nên trong lòng Oudayas mang sự tối giản của một trại lính nhưng cũng phảng phất nét kiêu sa của một thời là cố đô.
 
Cổ kính Rabat
 
Biểu tượng của thành phố là tháp Hassan được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XII. Nằm trên quảng trường rộng mênh mông, tháp Hasan nổi bật lên màu gạch đỏ tươi sau bao năm tháng bên những cột đá hoa cương của nhà thờ Hồi giáo lẽ ra đã được xây dựng và sẽ là một trong những nhà thờ lớn nhất của thế giới Hồi giáo. 
 
Lăng của vua Muhammad V nằm ngay bên cạnh, lộng lẫy, hoành tráng và mang đặc phong cách Marốc. Lăng do kiến trúc sư gốc Việt có tên Vũ Toàn thiết kế và là một trong những công trình kiến trúc khá nổi tiếng của Rabat và Marốc. Thảm len Marốc thường được du khách lựa chọn mua về trang trí nhà cửa. 
 
Đến thành phố Rabat du khách sẽ bắt gặp những phụ nữ các vùng nông thôn Marốc mang thảm do chính bàn tay họ làm về đây bán. Khu buôn bán thảm chính trong Medina đã rất nhộn nhịp. Người ta dựng những cuộn thảm lớn ngay giữa phố hoặc trải cả trên đường để khách lựa...
 
 
Đọc thêm:
 

Đón gió xuân trên từng góc phố Châu Âu 

 
quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)