Banner Movi

Những đặc quyền và dịch vụ xa xỉ mà giới siêu giàu dùng để đối phó với Covid - 19

Thứ tư, 04/03/2020, 14:30 GMT+7
Giới siêu giàu có thể đối phó với đại dịch bằng những đặc quyền, ví dụ như máy bay riêng để di chuyển, cuộc gọi tới những chuyên gia y tế hàng đầu thế giới và những dịch vụ y tế cao cấp nhất.
quảng cáo

Những ngày này một bác sĩ ở "núi tỷ phú" tại thị trấn trượt tuyết đắt đỏ ở Colorado đang cố gắng trấn an những vị khách hàng giàu có. Và 1 tỷ phú ở New York gọi điện cho bệnh viện mang tên ông.

Giống như mọi người dân Mỹ, giới siêu giàu ở đây cũng đang có những động thái chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với dịch bệnh do virus coronachủng mới gây ra. Ken Langone, nhà đồng sáng lập của chuỗi bán lẻ Home Depot, đã theo dõi buổi họp báo hôm thứ 4 tuần trước của Tổng thống Donald Trump và tự hỏi liệu có phải truyền thông đang làm quá hay không. Tuy nhiên dù đang nghỉ dưỡng tại North Palm Beach, ông vẫn thực hiện 2 cuộc điện thoại quan trọng.

Một cuộc điện thoại là tới giám đốc trung tâm y tế NYU Langone Health, trong khi cuộc còn lại là tới nhà khoa học hàng đầu đang công tác ở đó. Cả hai đều khiến ông vững tâm.

"Những người giỏi hơn tôi rất nhiều trong lĩnh vực y tế nói rằng ở thời điểm hiện tại thì đó chỉ là dịch cúm ở mức độ khá nặng", vị tỷ phú 84 tuổi nói. Ông có kế hoạch quay trở lại New York trong tháng này để kiểm tra sức khỏe. Nếu bị ốm ông sẽ tới NYU Langone, tất nhiên ông hi vọng mình sẽ không bị rơi vào trường hợp chăm sóc đặc biệt.

Một số tỷ phú, giám đốc ngân hàng và giới tinh hoa Mỹ nói chung tỏ ra khá bình tĩnh, ngược lại một số cũng cảm thấy hoảng hốt lo lắng. Tất cả đều nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Nhưng giới siêu giàu có thể đối phó với đại dịch bằng những đặc quyền, ví dụ như máy bay riêng để di chuyển, cuộc gọi tới những chuyên gia y tế hàng đầu thế giới và những dịch vụ y tế cao cấp nhất.

Tim Kruse, 1 bác sĩ gia đình ở Aspen, Colorado, cho biết "giới siêu giàu không nhất thiết phải được tiếp cận với những thứ mà người thường không thể có", nhưng điều đó không thể ngăn họ đặt câu hỏi liệu có thể ngay lập tức mua được vaccine chống lại virus corona hay không. Tất nhiên câu trả lời là không.

Tính đến sáng ngày 3/3, số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu đã vượt mốc 90.000, với hơn 3.000 người thiệt mạng. Tổ chức Y tế thế giới WHO cuối tuần trước nâng mức rủi ro lên "rất cao". Nỗi lo sợ dịch bệnh sẽ phá hủy kinh tế toàn cầu khiến thị trường tài chính đảo lộn, S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008 trong khi lợi suất trái phiếu rơi xuống mức thấp nhất mọi thời đại.
 

Giới siêu giàu có thể đối phó với đại dịch bằng những đặc quyền, ví dụ như máy bay riêng để di chuyển, cuộc gọi tới những chuyên gia y tế hàng đầu thế giới và những dịch vụ y tế cao cấp nhất. Ảnh: cafef

Tuy nhiên nhà đồng sáng lập của một quỹ đầu cơ lớn lại cho biết ông sẽ đi theo hướng ngược lại nếu các đồng nghiệp bắt đầu đi tìm "hầm tránh tận thế". Có thể ông sẽ trở về ngôi nhà ở Italy, nước mà Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo người Mỹ nên tránh. Theo ông, nỗi hoảng sợ bao trùm chỉ khiến vé máy bay rẻ hơn mà thôi.

Nhà đầu tư Charles Stevenson cũng quyết định vẫn ở lại Southampton. "Hiện tại tôi không hề cảm thấy lo lắng, dịch bệnh không ở gần đây". Nếu như dịch lan tới đây thì ông sẽ bay tới Idaho và "đóng chặt cửa".

Mặc dù Tổng thống Trump đưa ra 1 dự báo khá ngạc nhiên là virus sẽ biến mất "như 1 phép màu", đảng Dân chủ vẫn khẩn thiết yêu cầu cần phải có nguồn vốn sẵn sàng để có thể đảm bảo sẽ có vaccine giá rẻ mà ai cũng có thể tiếp cận.

Trong khi đó kể cả trong điều kiện bình thường vẫn có hàng triệu người Mỹ không có đủ tiền để tích trữ lương thực thực phẩm, mất việc làm hoặc không có 1 bác sĩ ổn định để gọi điện xin lời khuyến.

 


Ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, JPMorgan Chase, đã yêu cầu nhân viên hủy bỏ những chuyến đi công tác không thiết yếu. Một loạt công ty lớn đã hạn chế di chuyển, hội họp. Thậm chí CEO của JPMorgan, Jamie Dimon, còn nói rằng ông từng mơ bản thân mình và nhiều tỷ phú khác mắc phải virus khi tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới ở Thụy Sĩ, sau đó họ rời đi và khiến dịch bệnh lây lan.

 Theo Mullen, nhà dịch tễ học tại bang Connecticut, cho rằng "những nguồn lực như tiền bạc, phương tiện đi lại và thông tin sẽ cung cấp điểm khởi đầu vững chắc cho các biện pháp phòng vệ và ngăn ngừa dịch bệnh, đồng thời cũng tạo ra những kịch bản dễ chịu khi mọi người đối phó với thảm họa. Đó là những thứ tối cần thiết".

Đặng Phương

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)