![]() |
7 đặc sản Tây Nguyên ăn một lần nhớ mãi không quênThứ tư, 20/11/2019, 15:45 GMT+7
Cùng khám phá 7 đặc sản Tây Nguyên trứ danh, nơi hương vị núi rừng hòa quyện trong từng món ăn độc đáo như cơm lam, gà nướng, rượu cần và nhiều hơn thế. Thưởng thức một lần, nhớ mãi không quên! Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là cái nôi của nền ẩm thực độc đáo, đậm chất núi rừng. Mỗi món ăn nơi đây đều mang trong mình hương vị đặc trưng, gắn liền với văn hóa và con người bản địa. Từ cơm lam dẻo thơm, gà nướng vàng ươm đến rượu cần ngọt lịm – tất cả tạo nên một hành trình ẩm thực khó quên. Hãy cùng khám phá 7 đặc sản Tây Nguyên mà chỉ cần thử một lần, bạn sẽ nhớ mãi! Gà nướng Bản ĐônGà nướng Bản Đôn vốn là món ăn dân giã của đồng bào dân tộc thiểu số và là đặc sản Tây Nguyên nổi tiếng. Tuy nhiên ngày nay nó đã trở thành một đặc sản không thể bỏ qua đối với du khách khi trải nghiệm du lịch Tây Nguyên. Món ăn này không chỉ là niềm tự hào của ẩm thực địa phương mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa hương vị núi rừng và bàn tay khéo léo của người dân bản địa.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất của món ăn này chính là thịt gà. Gà dùng để nướng phải là những con gà thả vườn chính hiệu, là loại mới lớn độ chừng 1 kg, bởi nếu quá nhỏ thịt sẽ có mùi còn quá lớn thịt sẽ bị dai. Gà sau khi được làm sạch mổ lấy ruột và để nguyên con, bẻ dẹt ra, ướp với muối ớt, nước sả và thêm chút mật ong rừng. Ướp tầm 30 phút sẽ mang đi nướng trên than hồng cho đến khi chuyển sang màu vàng, bốc mùi thơm là được.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được lớp da gà giòn rụm, thấm đẫm gia vị, cùng với phần thịt bên trong mềm ngọt, đậm đà. Gà nướng Bản Đôn thường được ăn kèm với muối lá é – một loại muối chấm đặc trưng của Tây Nguyên, mang vị mặn, cay nhẹ và mùi thơm của lá rừng, làm tăng thêm hương vị độc đáo cho món ăn. Nếu có thêm cơm lam dẻo mềm thì lại càng ngon hơn. Sẽ rất tuyệt vời khi trong tiết trời se lạnh của núi rừng được quây quần bên bếp lửa nhà sàn và nhâm nhi món ăn đậm đà này. Cá lăngTìm đến đặc sản Tây Nguyên, bạn nhất định phải thưởng thức những món ăn được chế biến từ cá lăng – loại cá được đánh bắt từ sông Serepok. Nhờ sống trong môi trường tự nhiên hoang dã, thịt cá lăng không chỉ thơm ngon mà còn có độ dai ngọt rất riêng biệt, khiến thực khách khó quên sau lần đầu thưởng thức. Đặc biệt món cá lăng nướng muối thơm ngậy, vàng rộm được cuốn với rau sống, chuối xanh, bún, chấm nước mắm tỏi chanh. Tất cả hương vị hòa quyện thật khó mà cưỡng lại.
Cá lăng còn được dùng để nấu lẩu. Lẩu cá lăng được nấu với lá giang, loại lá có vị chua thanh nên khi nấu với cá nó sẽ khử được mùi tanh và làm cho thịt cá chắc hơn. Để có được món lẩu ngon đúng vị, người ta phải chọn những con cá khỏe, ít xương. Sau khi làm sạch sẽ lóc lấy phần thịt, phần xương ninh làm nước dùng. Món này ăn kèm với cần tây, cải xanh, rau đắng, bạc hà. Mỗi món ăn từ cá lăng không chỉ là hương vị mà còn là câu chuyện về đời sống và văn hóa của người dân Tây Nguyên. Đây là món ăn thường xuất hiện trong các bữa tiệc, buổi họp mặt, mang lại cảm giác thân tình và gần gũi.
Ngoài ra, cá lăng còn được chế biến thành nhiều món ăn khác như chả cá lăng, cá lăng om chuối, cá lăng kho tộ,… >> Xem thêm: Du lịch Tây Nguyên tháng 6: Ngắm thác, săn mây và vô vàn trải nghiệm độc đáo Bò nướng đáBò nướng đá là một trong những món đặc sản Tây Nguyên độc đáo, nơi phong vị núi rừng hòa quyện với cách chế biến đầy sáng tạo. Món ăn này không chỉ gây ấn tượng bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi trải nghiệm chế biến hấp dẫn, mang lại sự thú vị cho thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.
Thịt bò được chọn là những thớ thịt chắc nhưng không quá dai. Thịt sau khi làm sạch thái lát vừa phải rồi ướp với nhiều gia vị như đường, muối, tỏi, hành, sả, vừng và một ít dầu ăn rồi đưa lên nướng đá. Thay vì sử dụng bếp than hoặc lửa thông thường, bò được nướng trên những phiến đá bazan được làm nóng đỏ. Phiến đá nóng giúp thịt chín từ từ, giữ nguyên vị ngọt tự nhiên và độ mọng nước. Khi lát thịt bò chạm vào bề mặt đá nóng, tiếng xèo xèo cùng mùi thơm lan tỏa tạo nên một trải nghiệm giác quan đầy ấn tượng. Khi ăn sẽ có bát nước chấm lá chanh và các loại rau đi kèm để không gây cảm giác bị ngấy. Chắc chắn bạn sẽ rất ấm lòng khi vào một buổi chiều se lạnh được thưởng thức những thớ thịt nướng óng hổi, dấp dẫn.
|
GỢI Ý TOUR DU LỊCH TÂY NGUYÊN KHUYẾN MÃI
|
Với hương vị thơm ngon khác biệt, thịt nai đã trở thành món đặc sản chủ yếu của mảnh đất nắng gió, đặc biệt là ở Đak Lak. Tùy vào sở thích của từng người mà thịt nai được chế biến thành nhiều món như: nai xào, nai nướng, nai nhúng giấm, sườn nai rán, cháo bao tử và cả món thịt nai khô.
Thịt nai rừng nước mè. Ảnh: taxigo.vn
Đặc biệt, món nai khô có lẽ là món ăn được du khách thích nhất. Nai khô không béo ngậy như nai nướng vì cách thức lẫn nguyên liệu tẩm ướp khác nhau. Từng thớ thịt sẽ được thái thành những miếng dài chừng 5 m, ướp chung với muối, đường, ớt, mè trắng, ngũ vị hương, xì dầu, sả rồi đem phơi một nắng. Khi ăn sẽ mang nướng trên than cho chín vừa đều, có thể ăn không hoặc chấm với tương ớt, muối kiến vàng.
Đối với du khách, thịt nai là một trong những món đặc sản Tây Nguyên không thể bỏ qua. Sự kết hợp giữa hương vị tự nhiên của thịt nai và gia vị đặc trưng của núi rừng khiến món ăn này trở thành một trải nghiệm ẩm thực khó quên. Nếu bạn đến thăm Tây Nguyên, đừng quên thưởng thức món thịt nai để cảm nhận hết vẻ đẹp ẩm thực nơi đây.
Thịt nai khô. Ảnh: AmThuc365
Món lẩu lá rừng là sự tổng hợp của hơn 10 lá cây rừng, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Mỗi loại lá được chọn kỹ lưỡng, không khắc nhau khi kết hợp với nhau. Ngoài ra, món lẩu lá rừng còn có thêm các nguyên liệu như mắm thịt, tôm nõn, thịt luộc và nem thính.
Món lẩu với hơn 40 loại lá khác nhau. Ảnh: monngonbonmua.com
Lẩu lá rừng có hương vị rất đặc biệt và khác biệt so với các loại lẩu thông thường. Mùi thơm nồng nàn của các loại lá, kết hợp với nước dùng ngọt tự nhiên từ xương, thịt, tạo nên một món ăn thanh mát nhưng cũng không kém phần đậm đà. Khi thưởng thức đặc sản Tây Nguyên này, bạn sẽ cảm nhận được độ tươi, giòn của các loại lá, cùng với hương vị ngọt bùi từ thịt và các gia vị cay nồng khiến món ăn trở nên hấp dẫn và khó quên.
Đây cũng là một đặc sản Tây Nguyên, đặc biệt là ở Kon Tum. Thành phần của món ăn này có tới hơn 40 loại lá khác nhau, ngoài một số loại quen thuộc thì rất nhiều lá phải tìm ở rừng mới có. Mỗi lá sẽ mang một đặc trưng riêng biệt và được lựa chọn rất chặt để không lẫn với loại chứa độc tố. Điểm đặc biệt của gỏi lá là không cần phải nấu chín tất cả nguyên liệu. Một số lá được ăn tươi, hòa quyện với thịt và gia vị, tạo nên hương vị thanh mát, giòn ngọt. Các lá tươi này không chỉ làm món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ vào những dược tính có trong lá rừng.
Món gỏi lá cũng rất đặc biệt ở Tây Nguyên. Ảnh: Kenh14
Với món gỏi lá này, bạn có thể ăn kèm với thịt ba chỉ luộc thái mỏng, tôm đất rang vàng khô hoặc bì heo trộn với riềng giã mịn, gia vị. Đặc biệt phải có dĩa tiêu xanh nguyên hạt đi kèm, muối hạt và ớt chỉ thiên. Một thành phần quan trọn của món gỏi đó nữa đó chính là nước chấm. Không phải nước mắm hay nước tương thông thường mà nó được đặc chế từ rượu, khử qua bằng dầu ăn rồi trộn cùng trứng vịt tạo nên chén nước chấm sền sệt, đậm đà, có màu vàng rất bắt mắt. Món ăn có hương vị khá lạ nhưng thực sự sẽ khó quên nếu đã ăn thử.
Hy vọng với những gợi ý về 7 đặc sản Tây Nguyên trên, bạn sẽ có thêm những lựa chọn tuyệt vời để khám phá và thưởng thức hương vị độc đáo của vùng đất cao nguyên này. Mỗi món ăn không chỉ đơn giản là một trải nghiệm ẩm thực, mà còn là cơ hội để bạn hiểu thêm về văn hóa, con người và thiên nhiên của Tây Nguyên. Hãy một lần đến và thử, để những hương vị ấy in sâu trong lòng bạn mãi không quên!
Nhi Tuyết (tổng hợp) - dulichvietnam.com.vn
Copyright © 1997-2018 Dulichvietnam.com.vn |