Banner Movi

Mục sở thị chùa Minh Thành - ngôi chùa độc lạ nhất Tây Nguyên

Thứ hai, 23/03/2020, 08:00 GMT+7
Chùa Minh Thành là một trong những điểm đến ở Gia Lai hấp dẫn du khách gần xa bởi nét đẹp độc lạ và được mệnh danh là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Tây Nguyên.
quảng cáo

Lịch sử hình thành chùa Minh Thành, Gia Lai

Chùa Minh Thành Gia Lai được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo và trở thành nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng. Trải qua những biến động của lịch sử, chùa Minh Thành đã trải qua nhiều đợt trùng tu và vẫn tiếp tục mở rộng cửa để đón mọi người vào tham quan.
 

Chùa Minh Thành khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoa Carol

Hiện nay, ngôi chùa này được trùng tu cẩn thận, và do sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành được xem là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Đây là một điểm du lịch tâm linh ở Tây Nguyên không thể bỏ qua khi du lịch Gia Lai bởi ngôi chùa này là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku.
 

Chùa Minh Thành là điểm du lịch tâm linh nên ghé khi du lịch Tây Nguyên. Ảnh: vnexpress


Cách để đến chùa Minh Thành, Pleiku

Tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km về hướng Tây Nam. Từ trung tâm thành phố bạn chạy xe về hướng Bắc để lên đường Nguyễn Viết Xuân chừng 650m.
 

Chùa Minh Thành nhìn từ bên ngoài. Ảnh: vnexpress

Khi gặp vòng xuyến bạn chạy xe theo lối rẽ thứ 2 thêm 350m nữa. Khi này bạn rẽ phải vào đường Hùng Vương khoảng 500m. Tiếp tục khi thấy đường Lê Duẩn bạn chạy xe thêm 150m nữa rẽ vào vòng xuyến là sẽ thấy ngôi chùa Mình Thành hiện ra ngay trước mắt.
 

Ngôi chùa mang dáng dấp cổ kính và tôn nghiêm. Ảnh: vnexpress


Vẻ đẹp độc lạ của chùa Minh Thành, Gia Lai

Du lịch Pleiku, ghé thăm ngôi chùa độc đáo Minh Thành bạn sẽ ngạc nhiên bởi ngay phố núi lại có một ngôi chùa vừa có kiến trúc độc, lạ lại mang vẻ đẹp kỳ bí, ẩn hiện trong làn sương mờ, vừa cổ kính vừa huyển ảo khiến bạn không thể rời mắt.
 

Ngôi chùa nhìn từ xa. Ảnh: travip

Ngôi chùa có bộ cửa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm trổ nổi lên hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương tinh xảo, bắt mắt. Với chiều cao 6 m, bề dày 4 tấc, lớn nhất nhì ở Việt Nam.
 

Ngôi chùa có bộ cửa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm trổ nổi lên hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương tinh xảo, bắt mắt. Ảnh: vnexpress

Ngôi chùa Minh Thành mang kiến trúc giao thoa của Nhật Bản và Trung Quốc nên khiến cho bạn lần đầu chiêm ngưỡng sẽ bị choáng ngợp. Đầu tiên là chánh điện cao 16m, trần nhà được làm bằng gỗ Pơ Mu - loại gỗ tốt nổi tiếng trong cánh rừng bạt ngàn Tây Nguyên. 
 

Chùa Minh Thành mang kiến trúc của Nhật Bản và Trung Hoa. Ảnh: vnexpress

Đứng trước chánh điện, ở hai bên bạn sẽ thấy hai ngọn tháp mang tên tháp Chuông và tháp Tồ khai sơn. Trước sân chùa sẽ phải giật mình với bức tượng Di Đà uy nghi bằng đá cao 7.5 m nặng gần 40 tấn đặt giữa lòng hồ mang tên Liên Trì. Bên cạnh là chiếc lư hương bằng đồng được xem là lớn nhất Việt Nam cao 4 m và nặng hơn 4 tấn.
 

Đứng trước chánh điện, ở hai bên bạn sẽ thấy hai ngọn tháp mang tên tháp Chuông và tháp Tồ khai sơn. Ảnh: dantri

Du lịch Gia Lai, ghé thăm chùa Minh Thành bạn còn có thể được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bảo tháp Xá Lợi 9 tầng cao 70m với đỉnh tháp nhọn vươn lên như chạm đến bầu trời xanh nằm ở bên trái.
 

Góc check in yêu thích của các bạn trẻ. Ảnh: toidi

Càng vào sâu trong chánh điện bạn sẽ càng ngạc nhiên với những gì xuất hiện trước mắt. Bàn thờ phật dài 6 m và cao 1,2 m. Nơi đây có bốn pho tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt chiều cao 8 m, ngang 3.5 m, được đặt ở 4 góc của chánh điện tạo nên không khí uy nghi.

 

Ngoài ra còn có 3000 bức tượng Phật được bài trí gọn gàng. Ngắm nhìn 18 bức tượng La Hán được làm từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1.3 m nặng 300 kg, được sơn son thiếp vàng trông đẹp mắt.
 

Vẻ đẹp chùa Minh Thành. Ảnh: lh3

So với những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa thì chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Đây cũng là điểm khiến ngôi chùa Minh Thành được mệnh danh là ngôi chùa độc lạ nhất Tây Nguyên.

Mỗi chi tiết chùa là một nét độc đáo riêng biệt mà khiến cho mỗi du khách khi đến đây phải hứng thú với chúng. Tìm đến phố núi, tìm về chùa Minh Thành để lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, hầu như du khách nào cũng dễ dàng tìm được sự tĩnh lặng, bình an cho mình nơi vùng đất mờ sương phố núi.
 

So với những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa thì chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản. Ảnh: dantri

Phía ngoài khuôn viên chùa được sắp xếp xen kẽ nhiều tiểu cảnh như hồ nước, cây xanh, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên trong xanh, tươi mát, hài hoà giữa không khí uy nghiêm của ngôi chùa.


Một số lưu ý khi vãn cảnh chùa Minh Thành, Gia Lai:

  • Đây là một địa điểm của tín ngưỡng tôn giáo, bạn mặc trang phục kín đáo, thanh lịch. 
  • Không ồn ào tránh làm ảnh hưởng không gian đến chùa. 
  • Không tùy tiện chạm vào, hay thay đổi vị trí những vật trưng bày trong chùa.
  • Một số khu vực trong chùa hiện tại đang được tu sửa nên không thể vào tận nơi để tham quan.


Những điểm đến khác ở Gia Lai gần chùa Minh Thành

Du lịch Gia Lai, ngoài tham quan chùa Minh Thành bạn còn có thể ghé thăm các điểm đến ấn tượng khác ở phố núi Tây Nguyên này như


Biển Hồ

Biển Hồ còn được người bản địa gọi là Ia Nueng hoặc hồ T’nưng là một hồ nước ngọt nằm cách thành phố Pleiku 7 km về phía Tây Bắc, có độ cao khoảng 800 mét so với mực nước biển. Nguồn nước Biển Hồ được gìn giữ vệ sinh nghiêm ngặt, vì đây là hồ nước ngọt cung cấp nước cho thành phố Pleiku.
 

Biển Hồ. Ảnh: wiki


Quảng trường Đại Đoàn Kết

Quảng trường Đại Đoàn Kết, hay cọn gọi là quảng trường lớn, vị trí ở trung tâm thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai với khuôn viên rộng lớn 12 héc ta. Quảng trường được mệnh danh là trái tim của Pleiku nói riêng và Gia Lai nói chung. Nơi đây đã trở thành điểm đến tham quan, du lịch và cả sự thổn thức và tự hào vô bờ.
 

Quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: toidi


Thủy điện Yaly

Nhà máy thủy điện Yaly nằm bên dòng sông Sê San, thuộc địa bàn xã Yaly, huyện Chư păh, tỉnh Gia Lai. Đây là công trình thủy điện ngầm lớn nhất Việt Nam, không những thế, hồ chứa nước nơi đây còn là một phong cảnh tuyệt vời. Chính vì thế, nơi này đã trở thành một trong những điểm du lịch Gia Lai khá hấp dẫn với du khách xa gần khi có dịp đến Gia Lai.


Thác Phú Cường

Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, nằm trong khu vực mỏ đá Phú Cường, thuộc địa phận xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai; cách thị trấn Chư Sê khoảng 3 km và cách TP Pleiku khoảng 45 km về phía đông nam.
 

Thac Phu Cuong Gia LaiThác Phú Cường Gia Lai. Ảnh tuoitre


Khu du lịch Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh - một không gian văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần Gia Lai CTC đầu tư xây dựng, thuộc địa phận xã An Phú, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai. Qua gần 20 năm đưa vào khai thác, Công viên Đồng Xanh vẫn luôn chứng tỏ sức hút bằng sự đổi mới liên tục, trở thành điểm đến nhộn nhịp nhất, mỗi năm đón tiếp hàng trăm ngàn du khách đến tham quan, vui chơi, giải trí.


Đỉnh Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng là một ngọn núi lửa đã phun trào từ hàng triệu năm trước. Với độ cao 1.028m, đây được ví như nóc nhà của thành phố Pleiku. Được biết, núi Hàm Rồng là một di sản địa chất quý của tỉnh, thế nhưng những cảnh vật ở đây vẫn rất còn hoang sơ và chưa bị khai thác nhiều.
 

Núi Hàm Rồng. Ảnh: Phuong Ngo


Hồ Thác Bà, Gia Lai

Được biết đến là một hồ nước rất rộng lớn ở tỉnh Gia Lai. Hồ Thác Bà là sự hội tụ của một đập thủy điện mang tên Thác Bà vốn đã rất quen thuộc. Từ những vẻ đẹp gần gũi thân thiện, khung cảnh của hồ Thác Bà luôn được đông đảo mọi người yêu thích và muốn khám phá về vùng đất bình yên độc đáo và nhiều thơ mộng. 
 

Hồ Thác Bà, Ảnh: danangaz

Du lịch Gia Lai đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá chùa Minh Thành - ngôi chùa độc lạ nhất Tây Nguyên và khám phá loạt điểm đến thú vị ở Tây Nguyên để có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ bạn nhé.

 

Xem thêm: Biển Hồ và loạt điểm đến ở Gia Lai đẹp ‘khó cưỡng’

Hương Dương

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)