Banner Movi

Lễ hội Đình Hang Kênh Hải Phòng

Thứ ba, 31/03/2015, 10:25 GMT+7
Du Lịch Việt Nam chia sẻ thông tin về lễ hội đình Hang Kênh ở Hải Phòng.
Thời gian: Lễ hội đình Hang Kênh được  tổ chức trong 5 ngày vào trung tuần tháng 2 âm lịch ( từ ngày 16 đến 20).
Địa điểm: Đình Hang Kênh tọa lạc tại số 55 phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

Đến các điểm du lịch hải Phòng du khách dừng chân tại đình Hàng Kênh ngôi đình nổi tiếng ở Hải Phòng, nơi diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa lễ hội Hải Phòng nổi tiếng. Đình Hang Kênh tên chữ là Nhân Thọ Đình nằm trên địa bàn xã Dư Hàng Kênh – huyện An Dương ( nay thuộc phường Hàng Kênh – quận Lê Chân ) thành phố Hải Phòng. Đình Hàng Kênh là một công trình kiến trúc nghệ thuật điêu khắc có giá trị của thành phố Hải Phòng.
 
Hiện nay, nhiều du khách đi du lịch lễ hội đến với Hải Phòng tìm đến tham gia lễ hội nổi tiếng ở đình Hang Kênh. Hàng năm, làng Hàng Kênh có ba lễ hội lớn: lễ rước sắc (23 tháng 12 âm lịch), lễ kỵ (giỗ Ngô Quyền – 16 tháng 2 âm lịch) và lễ kì phước (chọn 1 trong 5 ngày từ 10 đến 15 tháng 2 âm lịch).

Theo kinh nghiệm du lịch Cát Bà, rất nhiều du khách đi tour du lịch Cát Bà sau đó ghé thăm ngôi đình cổ nổi tiếng này để tham gia lễ hội đình Hang Kênh. Hàng năm, lễ hội đình Hang Kênh thu hút hạng nghìn du khách thập phương đến tham gia dự lễ hội lớn ở đình Hang Kênh.

Lễ hội ở đình Hang Kênh bao gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội.

Phần lễ diễn ra trong 3 ngày:

Ngày 16/2: làm lễ mở cửa đình. Vào ngày thường, đình luôn đóng cửa chính, đến ngày rằm, mùng 1 thì mở 2 cửa phụ hai bên để dân làng vào thắp hương lễ thánh, sau đó được đóng lại. Chỉ đến khi diễn ra lễ hội cửa đình mới được mở rộng, được chăng đèn, kết hoa, cờ hội được cắm xung quanh đình. Sau đó chiêng trống được đánh lên, báo hiệu ngày mở cửa đình – ngày khai hội, cho dân làng, du khách thập phương được biết đến dự hội, vui hội.
Chiều 16/2: Tổ chức lễ rước nước và Tế nhập tịch. Nghi thức rước nước được tổ chức long trọng. Đám rước gồm quan viên, phủ giá. Rước 2 chĩnh nước từ đình làng đến giếng chùa. Sau khi làm lễ xin nước, người ta lấy đầy vào 2 chĩnh. Một tuần trước khi lấy nước về làm lễ mộc dục dân làng không ai được ra giếng đó lấy nước để giữ cho nguồn nước đó được trong sạch. Sau khi nước đã rước về đình, tiến hành “tế nhập tịch”. Có tất cả 3 tuần tế từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc lễ hội (tế nhập tịch, tế yết, tế tạ), thì tế nhập tịch là tuần tế đầu tiên.
Ngày 17/2: Lễ Mộc dục (lễ tắm tượng). Mỗi đám cử ra 3 - 5 người khỏe mạnh làm đô kiệu rước thần tượng (đặt trong long khám thờ tại hậu cung) ra trước sân để làm lễ mộc dục. Tượng thần được đặt lên hai bệ đá trước sân đình, được tắm bằng nước trong chĩnh, được lau lại bằng nước “ngũ vị” (hương nhu, bồ kết, rễ hương bài, trầm hương, hoa hồi). Miếng lụa đỏ dùng để tắm tượng, được các cụ bô lão xé nhỏ ra và chia cho dân làng lấy phước. Sau lễ mộc dục là lễ rước thần tượng quanh làng mình một vòng. Đám rước được tổ chức long trongj, trình tự đám rước như sau:

Đi đầu là 5 cờ ngũ hành, rồi đến đôi càm cạp đi giữ trật tự. Tiếp theo là đoàn người mang bát biểu, trống, chiêng, long đình, chấp kích, phường bát âm, rồi đến kiệu thần tượng Ngô Quyền.

Sau kiệu là các vị chức sắc rồi mới đến dan làng. Những người mang cavs, khiêng các đồ vật đi rước thường mặc áo nâu, còn dân làng thì mỗi người một vẻ, với những trang phục đẹp nhất, mới nhất. Cả đoàn rước trong một tâm thế trang nghiêm, cung kính, cùng với lòng từ hào, nô nức chào đón ngày hội.

Ngày 18/2 vào buổi sáng tiến hành tế yết, các giáp tổ chức rước lễ vật lên tế thần. Lễ vật gồm: bánh chưng, bành dày, hoa quả. Đó là những sản vật sau một năm chuẩn bị công phu, kĩ càng, mong ngày hội đến để được dâng lên đức thành hoàng, tỏ lòng tôn kính, biết ơn, tự hào của mỗi người dân. Tiếp theo đó buổi chiều sẽ tiến hành tế tạ: đây là tuần tế cuối cùng, báo hiệu ngày hội kết thúc, hẹn ngày này sang năm.

Ban nhạc bát âm tấu khúc nhạc mở đầu canh hát.
Ban nhạc bát âm tấu khúc nhạc mở đầu canh hát

Trình tự và nghi thức của tế nhập tịch và tế yết, tế tạ đều giống nhau. Mỗi đội tế có khoảng hơn 20 người. Trong đó có một “Mạnh bái” (người làm chủ tế) và 5 bồi tế, 1 người đông xướng, 1 người tây xướng, 2 người nội tán, 10-12 người chấp sự. Đây là những người được chọn lựa kĩ càng. “Ông Mạnh Bái” thường là người cao tuổi nhất làng, là người đức độ, hiểu biết, có uy tín, được kính trọng nhất làng, gia đình hạnh phúc, con cháu ngoan thảo. “Bồi tế” là người có nhiệm vụ đứng sau, giúp chủ tế và làm lễ theo chủ tế. Hai người “đông xướng” và “tây xướng” đừng hai bên hương án. Hai người “nội tán” đứng hai bên chủ tế để dẫn chủ tế khi ra vào và trợ xướng cho chủ tế. Những người “chấp sự” phụ trách việc dâng hương, dâng bình rượu.

Phần hội với nhiều hoạt động và các trò chơi vô cùng đặc sắc được diễn ra trong lễ hội đình Hang Kênh:

Bên cạnh phần lễ là những hội đám: hát chèo sân đình, hát đúm, múa hạc gỗ, kì lân hó cầu... cũng với các trò chơi dân gian truyền thống: cầu thùm, kéo co, chơi cờ người, bắt vịt dưới ao.. Hội diễn ra rất nhộn nhịp trước sân đình và có sức hút mạnh mẽ với đông đảo mọi người đến dự.

Đấu vật:

Các buổi chiều khoảng 14h thường tổ chức đấu vật, người làng vật trước rồi mới đến người ngoài. Đô vật đóng khố xanh và đỏ, buộc một dải băng vải bện tròn kiểu dây thừng to để giắt khố cho đẹp. Trước khi đô vật vái thần 4 lần rồi bắt đầu vào xới vật, bắt đầu vờn nhau tìm miếng vật. Lệ vật ở đây là: đô vật nào nhấc bổng lên hoặc nằm ngửa là thua, đô vật nào giữ giải trong ngày ngồi có lọng che. Ngày cuối cùng chung kết các đô vật nhất của 3 ngày vật với nhau.

Chơi cờ người:

Bàn cờ được chia làm 1 bên nam và một bên nữ, đều chưa vợ, chưa chồng “quân cờ người” như thế thường chọn con nhà khá giả trong làng để còn mang quần áo đẹp. Người làm trọng tài có bàn cờ con bên trong theo dõi.

Hát đúm:

Là một cuộc hát mà trong đó hai bên trai gái, mỗi bên dăm ba người, tự nguyện gặp gỡ nhau, bày tỏ tình cảm nồng thắm, thi taifm khoe sắc. Trình tự cuộc hát đúm khó nói chính xác được, nhưng về căn bản là có 3 giai đoạn: hát vào cuộc (hát dạm), hát thi thố tài năng trong cuộc và hát giã đám.

Hát Đúm
Hát đúm trong lễ hội đình Hàng Kênh

Xem thêm: Thắng cảnh núi Voi Hải Phòng
                    
Nét quyến rũ của biển Cát Cò

Lễ hội đình Hang Kênh ở Hải Phòng
là một lễ hội đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham gia lễ hội. Đặc biệt, có rất nhiều khách du lịch xuyên việt khi đặt chân đến Hải Phòng dừng dân ghé thăm ngôi đền và dự lễ hội cùng người dân nơi đây. Chuyến hành trình sẽ thật ý nghĩa hơn khi bạn được khám phá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của những miền quê thanh bình nơi đây.
Dulichvietnam.com.vn
Sưu tầm