Làng cổ Đường Lâm có thể nói là một sự lựa chọn tuyệt vời khi bạn cần dời xa những ồn ào, xô bồ nơi phố thị. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm cần thiết nhất mà bạn nên biết.
Du lịch Hà Nội luôn là một cuộc hành trình mang đến cho chúng ta những trải nghiệm vô cùng thú vị và đáng nhớ. Đối với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam thì Hà Nội có lẽ là điểm đến không thể nào bỏ qua được. Hà Nội ngày nay là một thành phố sôi động, sầm uất và náo nhiệt. Tuy nhiên đôi lúc chính sự sôi động và sầm uất ấy lại khiến cho chúng ta bị ngộp thở và cảm thấy bí bách.
Nếu bạn đang sinh sống tại Hà Nội thì chắc hẳn không ít lần bạn muốn được dời xa những sự ồn ào nơi phố thị để tìm đến một nơi nào đó bình yên, thanh tịnh để nghỉ ngơi. Những lúc như vậy thì tại sao bạn không xách ba lô lên và tìm kiếm một địa điểm nào đó ở ngoại thành Hà Nội nhỉ. Làng cổ Đường Lâm là một sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn đấy. Với những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm dưới đây, chắc chắn rằng các bạn sẽ có được một chuyến đi thật đáng nhớ đấy.
Những kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm cần thiết nhất
Làng cổ Đường Lâm nằm ở đâu?
Làng cổ Đường Lâm là một ngôi làng nhỏ nằm ở địa phận huyện Sơn Tây, thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô chỉ khoảng hơn 40km. Ngôi làng này nổi tiếng là “đất hai vua” bởi đây chính là nơi đã sinh ra hai vị anh hùng dân tộc đó chính là Ngôi Quyền và Phùng Hưng. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, cho đến ngày nay làng cổ Đường Lâm vẫn gìn giữ được những công trình kiến trúc cổ kính, những cảnh quan như cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình. Nằm 2006, nhà nước ta cũng đã công nhận làng cổ Đường Lâm là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nên đi du lịch làng cổ Đường Lâm vào thời điểm nào trong năm?
Nhìn chung thì các bạn có thể đến du lịch làng cổ Đường Lâm vào bất cứ thời điểm nào trong năm cũng được. Tùy vào thời gian rảnh của các bạn. Tuy nhiên theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm thì có hai thời điểm lý tưởng nhất trong năm để đến khám phá ngôi làng nhỏ này đó là vào mùa lễ hội hoặc mùa lúa chín.
Mùa lễ hội tại Đường Lâm thường diễn ra vào khoảng tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào khoảng thời gian này tại làng Đường Lâm sẽ diễn ra khá nhiều những hoạt động lễ hội đặc sắc và thú vị. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến lễ làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng hàng năm.
Ngoài ra thì khoảng thời gian mùa lúa chín vào tháng 5, 6 hàng năm cũng là lúc làng cổ Đường Lâm đón nhiều khách du lịch nhất. Vào khoảng thời gian này làng Đường Lâm hiện lên với một khung cảnh ấm no và yên bình đến lạ thường.
Cách di chuyển đến làng cổ Đường Lâm
Đi bằng xe bus
Do nằm khá gần với trung tâm thành phố Hà Nội và nằm sát quốc lộ 32 nên các bạn có thể đi đến làng cổ Đường Lâm bằng xe bus. Bạn có thể bắt các chuyến bus sau:
Tuyến số 71 từ bến xe Mỹ Đình đi bến xe Sơn Tây, giá vé 20.000 đồng
Tuyến số 73 từ bến xe Mỹ Đình đi chùa Thầy, giá vé 10.000 đồng
Tuyến số 89 từ bến xe Yên Nghĩa đi bến xe Sơn Tây, giá vé 9000 đồng
Đi bằng phương tiện cá nhân
Đa số các bạn trẻ thường sẽ di chuyển bằng xe máy. Đường đi cũng khá dễ. Theo kinh nghiệm du lịch làng cổ Đường Lâm thì các bạn nên di chuyển theo cung đường sau:
Đi theo đường 32 đến thị xã Sơn Tây, đến ngã tư giao với đường 21 sẽ có lối rẽ vào làng ở bên tay trái
Những địa điểm tham quan không nên bỏ qua tại làng cổ Đường Lâm
Cổng làng Mông Phụ
Chỉ cần bước đến cổng làng thôi là các bạn đã có thể cảm nhận được sự cổ kính của ngôi làng này rồi. Cổng làng Mông Phụ được xây dựng theo lối kiến trúc khá độc đáo với mái vòm và được làm bằng đá tổ ong. Vốn dĩ trước đây làng có đến 5 cổng khác nhau. Tuy nhiên trải qua hàng trăm năm và chịu sự tàn phá của chiến tranh nên ngày nay chỉ còn cổng làng Mông Phụ là còn nguyên vẹn.
Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ là một địa điểm tham quan mà bất cứ ai khi đến du lịch làng cổ Đường Lâm cũng không thể nào bỏ qua được. Đây là một ngôi đình cổ có niên đại khoảng gần 400 năm và được xây dựng theo phong cách kiến trúc Việt – Mường độc đáo với sàn gỗ nằm cách mặt đất giống với nhà sàn của người Mường. Đến tham quan ngôi đình này, bạn chắc chắn sẽ bị ấn tượng trước những nét trạm khắc tinh tế.
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Một trong những địa điểm tham quan rất được mọi người yêu thích tại làng cổ Đường Lâm đó chính là nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm tại trung tâm của ngôi làng. Ngôi nhà này đã được xây dựng từ khoảng năm 1573. Ngày này nó là nơi thờ Giang Văn Minh – một vị đại sứ được vua Lê Thần Tông cử sang Trung Quốc. Trước sự xúc phạm của nhà Minh, ông đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cho danh dự của dân tộc.
Tham quan các ngôi nhà cổ tại làng Đường Lâm
Đến với làng cổ Đường Lâm thì chắc chắn không thể nào bỏ qua cơ hội được ghé tham quan những căn nhà cổ tại đây. Mỗi căn nhà cổ tại làng cổ Đường Lâm đều ẩn chứa rất nhiều điều thú vị để chúng ta có thể khám phá. Có rất nhiều căn nhà cổ như nhà ông Hà Nguyên Huyến, nhà ông Nguyễn Văn Hùng được xây dựng từ năm 1649 hay nhà chị Dương Thị Lan được xây dựng từ năm 1780.
Đền thờ Phùng Hưng và đền thờ Ngô Quyền
Làng cổ Đường Lâm chính là quê hương của hai vị anh hùng dân tộc là Phùng Hưng và Ngô Quyền. Đây cũng chính là hai vị vua của Việt Nam chúng ta. Chính vì vậy khi đến du lịch làng cổ Đường Lâm các bạn đừng bỏ qua cơ hội đến tham quan hai ngôi đền cổ kính và linh thiêng này nhé.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm du lịch Đồng Mô cho những ngày cuối tuần thú vị
- Những kinh nghiệm đi lại ở Hà Nội dành cho những người mới đi lần đầu
Phan Thế Hoàng – Theo Báo Du Lịch