Vẻ đẹp kiến trúc Gothic cổ xưa của nhà thờ Mằng Lăng

1860
Nhà thờ Mằng Lăng tồn tại gần 130 năm
Nhà thờ Mằng Lăng tồn tại gần 130 năm (Ảnh: Baomoi)

Không chỉ gây ấn tượng với kiến trúc gothic cổ in đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX với nhiều hoa văn trang trí hài hòa, giản dị nhưng tôn nghiêm, nhà thờ Mằng Lăng còn là nơi gìn giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Việt Nam toàn tập

Khám phá nhà thờ Mằng Lăng cổ nhất Việt Nam

Mằng Lăng – nhà thờ trăm tuổi ở xứ “hoa vàng, cỏ xanh”

Về Phú Yên sẽ là điều thiếu sót nếu du khách chưa ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng – một trong những nhà thờ cổ xưa nhất ở Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1892, tọa lạc xã An Trạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là một trong những nhà thờ cổ nhất ở Việt Nam có kiến trúc độc đáo, với đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc cổ gothic châu Âu thế kỷ XIX.

Nhà thờ Mằng Lăng tồn tại gần 130 năm
Nhà thờ Mằng Lăng tồn tại gần 130 năm (Ảnh: Baomoi)

Nằm cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên do một người Pháp tên là tên Joseph de La Cassagne xây nên. Người dân xứ đạo địa phương gọi ông là Cổ Xuân. Ông là vị linh mục đầu tiên của giáo xứ Mằng Lăng phụ trách việc xây dựng nhà thờ.

Theo một người dân địa phương, nhà thờ Mằng Lăng được lấy tên từ cây được Mằng Lăng trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ. Đây là loại cây có tán rộng, lá hình bầu dục, có hoa kết thành từng chùm màu tím rất đẹp. Hiện dấu tích của cây Mằng Lăng chỉ còn tồn tại trong chính cái tên gọi của nhà thờ.

Nhà thờ Mằng Lăng hiện nay
Tên gọi Mằng Lăng là lấy từ tên của một loài cây trồng rất nhiều ở vùng này cách đây hàng thế kỷ (Ảnh: vnexpress)

Đặt chân đến nhà thờ Mằng Lăng, du khách được chiêm ngưỡng lối kiến trúc Gothic châu Âu đặc trưng. Lối kiến trúc này bắt đầu từ cách đây khoảng 1.200 năm trước công nguyên. Thời kỳ hoàng kim nhất của kiến trúc Gothic ở vào thế kỷ 18-19 với dấu ấn kiến trúc ở rất nhiều công trình lớn như các tòa thị chính, nhà thờ, trường học ở châu Âu lúc bấy giờ. Không ít những công trình được xây dựng theo lối kiến trúc này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Khác với các công trình nhà thờ nổi tiếng ở Việt Nam như nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh), nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh), nhà thờ Con Gà (Đà Lạt)… quy mô của nhà thờ Mằng Lăng nhỏ hơn. Toàn bộ nhà thờ được đặt trong khuôn viên rộng 5.000m² với không gian thoáng mát, rợp bóng hàng cây xanh và cây sakê.

Nhà thờ Mằng Lăng có hai tháp chuông ở hai bên. Chính giữa là thập tự giá – biểu tượng của thánh đường. Mặt tiền nhà thờ là những lối vào hình mái vòm, trông như những búp măng. Trần nhà thờ được lót gỗ, không còn kiểu mái vòm đặc trưng của kiến trúc Gothic. Nhưng dấu ấn của kiến trúc Gothic vẫn hiển hiện ở những lối mở thông ra hai gian bên gian chính giữa thánh đường.

Nhà thờ Mằng Lăng - Kiến trúc bên trong khu giáo đường
Kiến trúc bên trong khu giáo đường (Ảnh: Baomoi)

Hai mặt bên hành lang nhà thờ còn được thiết kế theo hình búp măng cách điệu đẹp mắt. Đặc biệt, trong khu thánh đường bên trong nhà thờ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi những khung cửa sổ sặc sỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng, treo những chiếc đèn cổ.

Trong khuôn viên nhà thờ Mằng Lăng có một khu hầm nhỏ được xây dựng công phu trong lòng một quả đồi nhân tạo. Khi vào trong hầm, du khách dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh về nhà thờ những ngày mới xây dựng, những bức điêu khắc được chạm trổ tinh tế, kể về thánh Anre Phú Yên hay giáo sĩ Đắc Lộ.

Nhìn bên ngoài, toàn bộ nhà thờ toát lên vẻ cổ xưa. Nơi đây có màu xanh xám đã sờn màu qua thời gian, nằm lặng lẽ giữa một vùng quê xa xôi tạo nên một khung cảnh yên bình. Khu thánh đường với không gian khoáng đạt, khi ánh nắng mặt trời chiếu xuyên qua các vòm cửa tạo nên một vẻ đẹp kỳ lạ.

>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch vịnh Vũng Rô – vùng vịnh đẹp mê hoặc lòng người của Phú Yên

Nơi gìn giữ cuốn sách in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Đặc biệt, nhà thờ Mằng Lăng là nơi lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam. Cuốn sách được in vào năm 1651 tại Roma (Italia), là quyển giáo lý “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Alexandre de Rhodes, với tên tiếng Việt là Đắc Lộ – người khai sinh ra chữ quốc ngữ.

Nhà thờ Mằng Lăng lưu giữ sách quốc ngữ
Cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ được lưu giữ ở nhà thờ (Ảnh: vnexpress)

Hiện cuốn sách vẫn còn nguyên vẹn, được trưng bày trang trọng trong một hộp kính, du khách đến đây có thể đọc trang đầu tiên của quyển giáo lý được thể hiện dưới dạng song ngữ 2 cột, bên trái là tiếng Latin và bên phải là tiếng Việt.

Trong phòng truyền thống của nhà thờ Mằng Lăng hiện còn lưu trữ và trưng bày tất cả những tư liệu liên quan đến chân phước Anrê Phú Yên – chức danh dành cho những nhà truyền giáo tử vì đạo. Được biết, Andrê Phú Yên là linh mục đầu tiên ở nhà thờ giáo xứ Mằng Lăng, là người tử vì đạo đầu tiên trong số 117 vị tử vì đạo đã được phong thánh tại Việt Nam. Hiện nay, tượng của linh mục này vẫn đặt ở vị trí trang trọng ngay trước nhà thờ.

Nhà thờ Mằng Lăng sơn màu xanh xám trải qua hơn trăm năm tồn tại
Nhà thờ sơn màu xanh xám trải qua hơn trăm năm tồn tại (Ảnh: Baomoi)

Tồn tại gần 130 năm giữa bao nhiêu thăng trầm, nhà thờ Mằng Lăng như một chứng nhân lịch sử, một công trình kiến trúc đặc sắc nằm trên mảnh đất “Hoa vàng trên cỏ xanh”. Nhà thờ thực sự là điểm đến hấp dẫn khó bỏ qua của du khách trong và ngoài nước trong hành trình du lịch Phú Yên. Đừng quên theo dõi những tin tức du lịch Phú Yên mới nhất của chúng tôi nhé.

Nguyễn Ngân