Banner Movi

Giải mã bí ẩn thác nước cao nhất thế giới đột nhiên biến mất khỏi Ecuador

Thứ năm, 16/04/2020, 15:00 GMT+7

Thác nước cao nhất thế giới San Rafael nổi tiếng gần đập Coca Codo Sinclair do Trung Quốc xây dựng ở Ecuador đã bất nhờ ngừng chảy hồi tháng 2. Chuyện gì đã xảy ra?

quảng cáo

Ngày 2/2, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra ở Công viên Cayambe Coca trong vùng Amazon của đất nước Ecuador. Thác San Rafael cao 150m nổi tiếng nằm trên sông Coca, giữa hai tỉnh Napo và Sucumbíos, đã đột nhiên biến mất sau khi đã tồn tại hàng ngàn năm.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matThác nước cao nhất thế giới San Rafael vốn là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Ecuador, nhưng giờ đây nó đã biến mất. Ảnh: orangesmile

Thác nước cao nhất thế giới này vốn là điểm thu hút khách đi du lịch Ecuador. Một lỗ hổng lớn xuất hiện trên đoạn sông Coca, ngay trước mặt thác ban đầu. Giờ, nước đã “lùi” lại phía sau vài mét, chia thành ba phần với độ dốc ít hơn. Giờ đây, khung cảnh thần tiên ngày nào đột nhiên biến mất, như thể chưa từng tồn tại. Tất cả các chuyến du lịch đến thác San Rafael bị hủy bỏ. Thậm chí, nó còn không được xuất hiện trên trang web du lịch Ecuador.

Ủy ban Hành động khẩn cấp (COE) của tỉnh Sucumbíos đã hạn chế mọi người đến đây, trừ những người có phận sự. Bộ Môi trường Ecuador (MAE) đang chạy đôn chạy đáo để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra. Các nhà khoa học rất kinh ngạc trước sự kiện dường như chưa từng có tiền lệ trong lịch sử châu Mỹ Latinh này. Có thể do tự nhiên, cũng có thể do con người.
 

Núi lửa San Rafael, nguồn gốc địa chấn

Alfredo Carrasco, nhà địa chất, từng là người đứng đầu bộ phận  Natural Capital của Ecuador, nói rằng đây là hiện tượng kỳ thú. Thác San Rafael không thực sự biến mất. Thay vào đó, dòng sông đổi hướng đi và nước chảy ngược dòng.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matHình ảnh thác San Rafael trước khi biến mất. Ảnh: Bộ Du lịch Ecuador

Thác cao nhất thế giới này nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của núi lửa Reventador. Một trong những lần phun trào mạnh nhất xảy ra lần cuối cách đây chừng một thập kỷ trước. Dung nham và động đất đã làm xói mòn ngọn núi hàng ngàn năm trước đã hình thành nên San Rafael.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matVà hình ảnh thác San Rafael sau ngày 2/2/2020. Ảnh: Bộ Môi trường Ecuador

“Có nhiều trận động đất dữ dội đã xảy ra ở đây. Vào tháng 3/1987, một trận động đất mạnh đã gây thiệt hại lớn cho đường ống dẫn dầu xuyên biên giới”, Carrasco nhớ lại. “Năm đó, tôi được đánh giá tác động của trận động động đất ấy. Có những trận lũ lên cao tới 20m so với mực nước của thung lũng nơi dòng sông chảy qua”.

Carrasco nhất quyết rằng hoạt động núi lửa gây ra dòng chảy tự nhiên song song với hiện tượng xói mòn nước tự nhiên. Thế nên, việc con thác cao nhất thế giới biến mất thực chất là kết quả vận động của tự nhiên mà thôi. Đột ngột với con người, nhưng không phải với Mẹ Thiên Nhiên.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matThác San Rafael từng là một kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Ảnh: Lonely Planet

Tuy nhiên, Carrasco cũng lo lắng rằng nơi dòng chảy chia ba mới hình thành không phải là một khu vực có trầm tích vững chắc. Quá trình xói mòn sẽ nhanh hơn do dòng chảy từ thượng nguồn và sẽ làm thay đổi hình thái của thung lũng. Rất có thể, trong 30-50 năm nữa, những thác nước mới có thể cao hơn từ 3-5km. “Đó là một hiện tượng kỳ thú cần được theo dõi”, ông bày tỏ sự quan tâm đặc biệt.

 

  GỢI Ý TOUR DU LỊCH CHÂU MỸ KHUYẾN MÃI

 

“Nước đói” có thể là lời giải cho sự biến mất của thác nước cao nhất thế giới

Emilio Cobo, điều phối viên của Chương trình Nước Nam Mỹ thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), lo ngại rằng Bộ Môi trường đã không đánh giá đúng về những gì đã xảy ra tại thác San Rafael. “Sẽ rất khó để đo lường những gì đã xảy ra. Tôi hơi quan ngại về khả năng Bộ Môi trường có thể tìm ra câu trả lời. Chúng tôi chưa từng có nghiên cứu hay giám sát chặt chẽ khu vực này”.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matHình ảnh thác San Rafael năm 2018, hai năm sau khi nhà máy thủy điện Coca Codo Sinclair đi vào hoạt động. Ảnh: dialogochino

Với Cobo, điều quan trọng là phải biết liệu có ai giám sát hiện tượng xói mòn trong khu vực trước và sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Coca Codo Sinclair hay không. Hồ chứa của Coca Codo Sinclair chỉ cách thác San Rafael khoảng 20km về phía thượng nguồn.

Coca Codo Sinclair là một trong 8 nhà máy thủy điện do công ty Trung Quốc xây dựng hoặc do ngân hàng Trung Quốc tài trợ. Nhà máy thủy điện vốn được xem là cách thức phá giải ma trận nhà mát nhiệt điện có hại cho môi trường ở đất nước Trung Mỹ này.

Công trình do Sinohydro xây dựng và ngân hàng EximBank Trung Quốc tài trợ, đã gắp vấn đề về đội vốn, đình công và tai nạn năm 2014 cướp đi sinh mạng của 14 công nhân. Nó được khánh thành năm 2016, muộn hơn 4 năm so với dự tính.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matBọt sủi tăm trắng xóa đã không còn là hình ảnh ở San Rafael. Ảnh: SkypescraperCity

Mongabay đã liên lạc với Bộ Môi trường để tìm hiểu về thông tin giám sát và bất kỳ mối liên hệ giữa hồ chứa nước và sự xói mòn của thác San Rafael. Nhưng tất cả đều chỉ nhận được câu trả lời: miễn bình luận trong thời điểm này.

Emilio Cobo đưa ra giả thuyết rằng nhà máy thủy điện có liên quan gián tiếp đến sự sụp đổ của thác San Rafael. Nhà máy Coca Codo Sinclair không nằm trên sông, nhưng hồ chứa thủy điện có thể là một hệ thống bẫy cát loại bỏ trầm tích để không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy. “Khi một dòng sông mất đi lớp trầm tích, hiện tượng xói mòn gia tăng, hay còn gọi là “nước đói”. Mọi dòng sống đều mang theo lớp trầm tích bị xói mòn trên đường chúng đi qua. Tất cả các đập và hồ chứa thủy điện đều chính là “cái bẫy” một phần trầm tích này, đặc biệt là các vật liệu nặng. Do đó, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu và tải lượng trầm tích bình thường của nó. Các hồ chứa và đập lớn thường “lấy đi” 90%, đôi khi 100%”, Cobo cho biết.

Nước đói không chứa trầm tích nên chảy rất mạnh, sức tàn phá kinh khủng, ăn lở vào bờ và gây sụp lún.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matGiới khoa học cứ tranh cãi, còn dân dịch chuyển đã mất đi một trong những địa điểm du lịch đẹp hàng đầu thế giới. Ảnh: thousandwonders

Trong khi nhiều nhà nghiên cứu chưa tìm ra được bằng chứng nhà máy Coca Codo Sinclair ảnh hưởng đến thác nước cao nhất thế giới, Emilio Cobo tin chắc rằng điều này không thể chỉ là trùng hợp. “Một thác nước đã ở đó trong hàng nghìn năm không thể cạn nước, trùng hợp chỉ vài năm sau khi xây dựng nhà máy thủy điện. Có nhiều dữ liệu khoa học và bằng chứng cho thấy đập thủy điện có thể ảnh hưởng đến dòng sông”.

Sự sụp đổ của San Rafael là một sự kiện quan trọng đối với các nhà khoa học đến nỗi IUCN còn tổ chức các cuộc tranh luận học thuật để tìm ra căn cứ khoa học mạnh m  để xác định điều gì đã xảy ra.

Jorge Celi, Giám đốc trung tâm National Water Reference Laboratory thuộc Đại học Ikiam Amazon Regional, cũng tin rằng có thể có mối quan hệ giữa nhà máy thủy điện và vụ thác San Rafael biến mất. “Chuyện xảy ra không hề bình thường. Chừng nghìn năm có lẽ sẽ xảy ra. Nhưng quá trình ấy đã bị đẩy nhanh hơn bởi hoạt động của con người trong khu vực”, ông khẳng định.

Đứng trước mọi áp lực từ giới học thuật, công ty Trung Quốc đã không đưa ra bình luận thỏa đáng.

Nỗi sợ dòng sông cạn nước vì nhà máy thủy điện đã trở thành vấn đề nhức nhối từ lâu. Theo Cobo, báo cáo nghiên cứu môi trường của Coca Codo Sinclair mô tả chi tiết quá trình xói mòn và động lực trầm tích sẽ bị ảnh hưởng khi xây dựng nhà máy thủy điện.
 

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Mặc dù nhà địa chất học Alfredo Carrasco sự biến mất của thác nước cao nhất thế giới là hiện tượng tự nhiên, ông đồng quan điểm rằng nguy cơ hiện tại nằm trong lòng sông, thượng nguồn, và hiện tượng xói mòn lở đất mới sẽ tiếp tục xảy ra, trong tương lai không quá xa. Nhưng ông nói sẽ cần phải phân tích thêm, ông không muốn suy đoán quá nhiều.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matHoạt động của núi lửa Reventador và động đất được cho là một phần nguyên nhân dẫn đến thác San Rafael biến mất. Nhưng một số nhà khoa học cho rằng chính con người đã khiến quá trình xói mòn nhanh hơn và đáng quan ngại hơn. Ảnh: Pinterest

Với Jorge Celi, rất khó để khắc phục trừ khi đập giải phóng trầm tích. Sự biến mất của thác San Rafael sẽ không gây ra tác động quá lớn đến thiên nhiên, vì nó đóng vai trò là hàng rào tự nhiên cho nhiều loài trong hàng thế kỷ. “Nếu một thác nước hoàn toàn biến mất, “đường” trở nên thông thoáng, một loài cá di cư có thể lên thượng nguồn. Điều đó sẽ giải phóng một lượng lớn trầm tích. Rồi một thời gian sau dòng sông sẽ phục hồi”.

Cobo thì tin rằng điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với kênh Coca giữa thác nước và đập, gây ra hậu quả khôn lường cho chính nhà máy thủy điện. Nếu độ sâu của dòng sông tăng thêm 3-4m, cấu trúc của những cây cầu sẽ bị xâm phạm. Nhà cửa và các công trình khác cũng có thể bị ảnh hưởng.

Ông cũng lo ngại xói mòn sẽ ảnh hưởng đến các loài nước ngọt như cá và động vật có xương sống, nhiều nhóm đang có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ.
 

Giai ma bi an thac nuoc cao nhat the gioi o Ecuador dot nhien bien matNgành du lịch Ecuador có thể bị ảnh hưởng khi thác San Rafael biến mất. Ảnh: wanderbusecuador

Ecuador có nhiều sông trên mỗi km vuông hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhưng chuyện xảy ra ở San Rafael có thể mang đến quan ngại liệu đất nước này còn giữ được danh hiệu đó không.

Người dân nơi đây sống dựa vào cá. Nếu cá ít đi nghĩa là họ sẽ tìm đến những loài khác, như khỉ. Ngành du lịch Ecuador cũng dựa rất lớn vào thác San Rafael. Nay thì biểu tượng đã biến mất.

Cuộc tranh cãi xung quanh thác San Rafael sẽ còn kéo dài. Trong lúc dịch bệnh này, có lẽ họ lại càng có cơ hội thảo luận gay gắt. Điều quan trọng là có ra được vấn đề hay không.

 

Xem thêm: Kỳ nghỉ trên đường xích đạo ở Quito Ecuador là một nửa cánh cửa đến thiên đường

 

Phong Sa

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)