Chợ bày bán đủ thứ đồ xưa cũ tưởng như đã trôi vào dĩ vãng với tuổi đời có khi đến hàng trăm năm. Mỗi đồ vật được bày bán ở chợ giống như một mảnh ghép ký ức nhỏ về một thời Hà Nội đã qua.
Chợ họp vào sáng thứ bảy hàng tuần từ 8 giờ sáng, nằm gọn trong khuôn viên 500 m2 ở số 456 Hoàng Hoa Thám -
Hà Nội.
Mỗi phiên có khoảng 30 bàn bán hàng, với đa dạng các sản phẩm như bình bi đông đựng nước cũ mèm, đồng hồ quả lắc, quạt con cóc, ấm chén, cơi đựng trầu, búa, đồ gốm sứ, những tờ tiền cổ, những bức ảnh cũ, cái bát sứt, đèn dầu Hoa Kỳ, đồng hồ họa mi, đèn pha lê...
Không chỉ là nơi mua bán, anh Khánh (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thư pháp Hà Nội), "chủ chợ" phiên đồ xưa còn tổ chức đấu giá mỗi phiên để lấy tiền làm từ thiện. Sản phẩm đấu giá là những món đồ xưa cũ được các cửa hàng tặng hoặc chính là món đồ mà “chủ chợ” đã sưu tầm.
Nhiều vị khách nước ngoài cũng đến đây mua hàng.
Những chiếc đèn dầu cổ và mới được bày bán ở chợ.
Cái hay của phiên chợ là không quá quan trọng chuyện bán mua.
Đúng với tên gọi, các mặt hàng đồ xưa ở đây đều như đã bị bỏ quên từ quá lâu, nay được đem ra bán.
Ở chợ có nhiều nhà sưu tầm và nghiên cứu tem và tiền cổ đến giao lưu. Những món đồ xưa này thường phải tìm đúng chủ của nó, giống như có một mối duyên nợ.
Những vật chứng chiến tranh còn sót lại.
Đồ vật được bày bán ở chợ là một câu chuyện về ký ức, những năm tháng đã qua.
Matrioshka (búp bê Nga) món đồ chơi gợi nhiều ký ức đẹp với những người đã từng sống học tập và làm việc ở Liên Xô cũ.
Những món đồ xưa tưởng như đã trôi vào dĩ vãng như chiếc bàn là than hiệu con gà này.
Những chiếc bát cổ nhân chứng của một thời phong kiến xưa. Anh Kiều Quốc Khánh cho biết thêm, phiên chợ được mở ra như một buổi offline của một diễn đàn những người đam mê đồ cổ để thảo luận, thẩm định chất lượng của các món đồ, đồng thời cũng giúp mọi người hiểu thêm về lịch sử những năm tháng trước kia.