Banner Movi

Lạc vào đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình - ngôi đền hơn 4000 tuổi linh thiêng

Thứ hai, 18/09/2023, 08:46 GMT+7
Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình với những câu chuyện lịch sử ly kỳ gắn liền với tín ngưỡng thờ mẫu và vẻ đẹp độc đáo, truyền thống của ngôi đền 4000 năm tuổi đã khiến bao du khách trầm trồ, khen ngợi.
quảng cáo

Thái Bình nổi tiếng với nhiều điểm du lịch mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử. Và một trong số đó, điểm đến nổi tiếng khắp dải đất chữ S không thể bỏ lỡ chính là đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình. Thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, ngôi đền không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi cất giữ, là bảo tàng mỹ thuật chạm khắc gỗ điêu luyện. 
 

Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình ở đâu và đường đi như thế nào?

Đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình trước đây nằm ở trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng; nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ. Nơi đây gắn liền với sự kiện tuyển quân của nhà Trần những năm thế kỷ XIII. Đền còn được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

 

Đền Vua Cha Bát Hải tọa lạc tại Thái BìnhĐền Vua Cha Bát Hải tọa lạc tại Thái Bình. Ảnh: quayphimluongnguyen

Ngôi đền Đồng Bằng một thời lừng lẫy với truyền thống về nơi khai sinh, hóa thánh để cứu nước, cứu dân. Và sự kiện hào hùng chống giặc Nguyên Mông còn âm vang mãi chính là minh chứng về một thời vàng son của người dân Thái Bình.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình mang nhiều ý nghĩaĐền Vua Cha thể hiện lòng thành kính của người dân Quỳnh Phụ. Ảnh: tienhiep_92

Tọa lạc tại Thái Bình nên đường đi đền Vua Cha Bát Hải cũng rất thuận tiện. Nếu từ Hải Phòng, du khách chỉ cần xuôi xuống đường 10, ngay từ chân cầu Vật, du khách đã có thể chiêm ngưỡng một ngôi đền cổ kính với kiến trúc uy nghi, đồ sộ nằm cạnh dòng sông Mai Diêm.

 

Du lịch đến thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình Du lịch đến thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình dễ dàng. Ảnh: kyocerabacgia

Nếu di chuyển từ Hà Nội, đường đi đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình theo lộ trình như sau:Men theo đường quốc lộ 5 đến Cầu Hiệp - Sau đó rẽ quốc lộ 10 đến chân cầu Vật. Hoặc có thể tham khảo lộ trình: Đi cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - đến quốc lộ 38 rồi rẽ quốc lộ 10. Như vậy, bạn đã có mặt tiền đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải.
 

Hé lộ các sự kiện lịch sử và sự tích về đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình cũng tương tự các công trình kiến trúc tâm linh khác, đều ẩn trong đó là những câu chuyện, sự tích ly kỳ. Cùng tìm hiểu đền thờ ai cũng như lịch sử của đền Đồng Bằng nhé!
 

Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình là ai?

Vua Cha Bát Hải là tên gọi tắt của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Đây là vị vua đứng đầu của Thủy Phủ, là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của thủy tổ của Bách Việt - Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên). Đại bản doanh được tương truyền là nằm ở Động Đình Hồ phía biển Đông của nước ta chứ không giống như các truyền thuyết của Trung Quốc khẳng định hành dinh ở Đầm Vân Mộng. 

 

Đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái BìnhĐền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình. Ảnh: thanhngoc9392

 

Sự tích về Vua Cha Bát Hải Động Đình

Sự tích về đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình bắt nguồn từ Hùng Vương đời thứ 18. Nước nhà rơi vào thế bị giặc ngoại xâm đánh chiếm, triều đình đã huy động các binh hùng tướng giỏi để dẹp giặc, giữ yên bờ cõi. 

 

Về đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình, lắng nghe sự tíchVề đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình, lắng nghe sự tích. Ảnh: tuannguyen99x

Tuy vậy, thế giặc mạnh, quân ta không thể chống đỡ nên đã lập đàn cầu cứu Linh Sơn Tú. Và Long Cung Hoàng Thái Tử tức Giao Long để giúp nước giúp dân đã đầu thai vào gia đình ở trang Hoa Đào tức xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình ngày nay. Với sứ mạnh phò vua dẹp giặc, mang lại cuộc sống bình yên, ấm no cho nhân dân, Giao Long cùng 10 tướng, 2 người em và quân sư quê ở Nuồi (Hải Dương) cùng 29 vị nội tướng và binh sĩ chiến đấu. Chỉ sau 3 ngày ra quân, đội quân đã đánh tan thế giặc ở 8 cửa của phía Tây nước Việt.

 

khám phá câu chuyện của đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhCâu chuyện tương truyền gắn liền với đền Đức Vua Cha Bát Hải Thái Bình. Ảnh: hai_an2781

Khi đất nước lập lại thái bình, nhân dân yên ấm, Giao Long được phong thành “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Sau đó, Vĩnh Công đã về quê nhà ở Thái Bình bây giờ để chăm nom thân mẫu cùng với đó là chiêu dân lập ấp, khai khẩn vùng duyên hải để cai quản 8 cửa biển phía Tây.

>> Xem thêm: Về Thái Bình, thăm đền Đồng Xâm thờ ông tổ nghề chạm bạc truyền thống

Đến năm Bính Dần, vào ngày 25 tháng 8 âm lịch, Vĩnh Công về trời. Người dân nơi đây để tưởng nhớ công lao của ông đã suy tôn Vĩnh Công thành Vua Cha Bát Hải Đại Vương với ý nghĩa là mẹ, là cha của nhân dân.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình tưởng nhớ công lao vị tướng giỏiĐền thờ tưởng nhớ công lao của Vua Cha. Ảnh: quynh_phuong2210

 

Khám phá lịch sử của đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải

Đền Đồng Bằng Thái Bình hay còn được gọi là đền Vua Cha Bát Hải có rất nhiều tên gọi. Ban đầu, ở Sơn Nam trấn, đền được gọi là hoa đào trang; sau đó chuyển thành trang hồng đào. Tuy nhiên, đến đời Lý, đền lại được gọi là Trang Đào Hồng.

 

đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình có nhiều tên gọiĐền Đồng Bằng qua nhiều lần đổi tên. Ảnh: thutung8586

Đầu thế kỷ XIII, Trang Đào Hồng trở thành nơi rèn luyện, đóng quân của thủy bình nhà Trần. Đặc biệt, ngôi đền thờ “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần” rất linh thiêng nên trước khi chiến đấu, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng đã cầu nguyên âm phù.

Sau chiến thắng quân Nguyên Mông, ngôi đền thờ Đại vương được sắc phong là Tam Kỳ Linh Ứng Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ XIII, đền Đồng Bằng còn là nơi tưởng nhớ công lao của Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng các danh tướng có công trong 3 lần đại phá quân Nguyên Mông.

 

lịch sử Đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhĐền Vua Cha Bát Hải Thái Bình gắn liền với các vị tướng có công trong đại phá quân Nguyên Mông. Ảnh: thutung8586

Đó là lý do ban đầu đến có diện tích nhỏ hẹp nhưng đến thời Tiền Lê thì ngôi đền đã được mở rộng quy mô với 5 tòa đại bái cùng 4 bàn thờ công đồng bao gồm A Sào, Đào Đông, Tô Đê và Lộng Khê.
 

Mục sở thị kiến trúc của ngôi đền 4000 tuổi thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Theo chân Du lịch Việt Nam chiêm ngưỡng ngôi đền lớn nhất nhì Thái Bình với kiến trúc “Tiền Nhị - Hậu Đinh” với quy mô lên đến 66 gian tạo thành một quần thể bề thế, sang trọng. Theo ghi chép của sử Việt, trước 1945 tại An Lễ có biết bao di tích thờ vua Hùng và Hai Bà Trưng để tưởng nhớ công lao. Nhưng hiếm có công trình nào quy mô như miếu Vĩnh Công và đền thờ các quan lớn.

 

khám phá kiến trúc đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhChiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của đền Vua Cha. Ảnh: t.d.khuong98

Đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình có kiến trúc theo tầng tầng lớp lớp với 66 gian, 13 tòa cứ tiếp nối nhau tạo nên một tổng thể đền nguy nga. Đặc biệt, từng chi tiết, đường nét đều được điêu khắc, chạm trổ kỳ công với kiến trúc mềm mại tạo được sự uyển chuyển. Đặc biệt, quanh đền còn có rất nhiều hoành phi câu đối, cuốn thư hùng, tứ linh, tứ quý, thần linh, thiên thực.

 

Thiết kế đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình đẹpThiết kế đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình đẹp đến từng centimet. Ảnh: t.d.khuong98

Với kiến trúc “Tiền Nhị - Hậu Đinh”, ngôi đền có 5 gian thờ chính gồm Cấm Cung, Điện thờ, Đệ nhị, Đệ tam và Đệ tứ. Mỗi gian đều được thiết kế hoàn hảo với các bức chạm khắc phức tạp nhưng rất điêu luyện. Nếu cung Đề tam đơn giản được ví như sự thành hư thoát tục thì cung Đệ tứ lại được thiết kế nhiều màu sắc với các đồ trang trí đa dạng. Cung Đệ nhị là gian thờ vua Bát Hải Động Đình với những khung cảnh tươi mới.

 

Gian thờ quan Đệ nhất của đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái BìnhGian thờ quan Đệ nhất của đền thờ Vua Cha Bát Hải Thái Bình . Ảnh: pham.anh9393

 

Gian Đệ nhị của đền Đức Vua Cha Bát Hải Động ĐìnhGian Đệ nhị của đền Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ảnh: ngoccuonghl

Đặc sắc nhất của đền thờ Vua Cha Bát Hải chính là cung Cấm. Bởi lẽ, nơi đây có miệng giếng cổ nằm ở chính giữa tượng trưng cho 8 con sống chầu về giếng. Đó cũng là biểu tượng hội tụ linh khí của mảnh đất Thái Bình.

>> Tham khảo ngay: Tận mắt chiêm ngưỡng đền Trần Thái Bình - di tích lịch sử lâu đời của thiên sử Việt

Lên đồ vui chơi lễ hội “Tháng 8 giỗ Cha” - đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình

Dân gian vẫn truyền miệng câu nói: “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”. Và sự kiện giỗ cha chính là hội đền Vua Cha Bát Hải vào tháng 8 âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch hàng năm, người dân Quỳnh Phụ lại nô nức tổ chức lễ hội đền Đồng Bằng đã thu hút hàng nghìn du khách thập phương.

 

lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhLễ hội đền thờ Vua Cha Bát Hải. Ảnh: dieudieu92

 

tham gia lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhVề đến Vua Cha những tháng tháng 8 âm lịch. Ảnh: lay.bin.7146

Lễ hội nổi tiếng với phần lễ có các nghi thức truyền thống như dâng hương, tế thần hay diễn lại tích xưa Vua Cha Bát Hải đi đánh giặc. Chính những nghi thức ấy sẽ giúp du khách hiểu hơn về lịch sử và thêm lòng biết ơn công lao Vua Cha cũng như các vị tướng sĩ, binh lính đã anh dũng dẹp giặc.

 

trải nghiệm lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhLễ hội rước kiệu hoành tráng. Ảnh: nguyen.vyly

 

vãn cảnh, chiêm bái đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhChiêm bái tại đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình. Ảnh: thanhhang149

Ngoài phần lễ trang trọng, thành kính, lễ hội giỗ Cha tại Thái Bình còn có nhiều hoạt động náo nhiệt, vui tươi như chọi gà, đấu vật, hát văn hầu bóng, cờ tướng, kéo co,... Thú vị nhất chính là hội đua thuyền diễn ra trong 5 ngày liên tiếp tại thôn Đào Động. Theo tục lệ hàng năm, cứ vào ngày 21 tháng 8 âm lịch, sau khi tổ chức rước Vua Cha sẽ mở hội đua thuyền. Đây là một nét đẹp văn hóa thể hiện sự đoàn kết, gắn bó khăng khít của cộng đồng cũng như các giá trị văn hóa truyền thống.

 

vui chơi tại lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái BìnhLễ hội đua thuyền tại đền Đồng Bằng. Ảnh: Thái Bình

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn và chính ngày 26 tháng 8 là ngày giã hội. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ gọi Vua Cha cùng các vị thần, vị tướng về đền. Đồng thời là những ước nguyện cho một năm ấm no, hạnh phúc.

 

lễ hội đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình thường niênChương trình lễ hội được tổ chức hàng năm. Ảnh: Liên Phương

>> Tham khảo: Tổng hợp gần 100 tour du lịch trong nước và quốc tế

Có thể nói, đền Vua Cha Bát Hải Thái Bình là điểm đến tham quan, chiêm bái hot được các phật tử, du khách yêu mến. Về với đền Vua Cha, bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng, biết ơn với những công lao to lớn trong việc bảo vệ hòa bình, giữ gìn độc lập tự do cho tổ quốc. Và du khách còn được chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp bề thế của ngôi đền 4000 tuổi uy nghiêm.

Linh Meo

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

quảng cáo
Chia sẻ:
close
icom
Bình luận
Ý kiến bạn đọc (0)