Thiên tai thường xuyên đã tạo ra sự kiên cường cho người Nhật. Chẳng gì thể hiện rõ con người Nhật Bản ấy hơn búp bê Daruma mang theo “ước nguyện một mắt”.
Tại ngôi đền Shorinzan Darumaji ở Takasaki, cách Tokyo 130km về phía bắc, du khách được chào đón bởi hàng trăm búp bê ngồi xổm xếp chồng lên nhau. Mỗi con búp bê, hầu hết được sơn màu đỏ, mặt trắng có râu nổi bật, đôi mắt to đen với ánh nhìn đầy quyết tâm. Đó là búp bê Daruma, mô phỏng theo Bồ-đề-đạt-ma, một trong những biểu tượng may mắn phổ biến nhất Nhật Bản.
Những người nông dân ở Takasaki bắt đầu làm búp bê Daruma từ khoảng 200 năm trước. Và đến nay đây vẫn là khu vực làm búp bê Daruma chủ yếu được tìm thấy trong các ngôi nhà trên khắp Nhật Bản.
Du khách đến chùa có thể mua búp bê Daruma hai mắt trống rỗng. Họ sẽ ước nguyện và vẽ màu sắc lên con người mắt trái của nó. Sau khi ước nguyện được thực hiện, người mua sẽ vẽ lên mắt còn lại. Đến cuối năm, du khách sẽ tặng Daruma lại cho ngôi đền và mua cái mới để thực hiện ước nguyện khác, hoặc nếu điều ước ban đầu chưa thành hiện thực, nó mang hàm ý cho một khởi đầu mới để đạt được mục tiêu ấy.
Daruma xếp đống tại Shorinzan Darumaji là những búp bê đã giúp người chủ thực hiện được nguyện ước, và sẽ bị đốt cháy trong một buổi lễ vào năm mới.
Nhưng búp bê Daruma đại diện cho một cái gì đó sâu sắc hơn chỉ đơn giản là một bùa may mắn. Nó là biểu tượng cho người Nhật Bản kiên cường, một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thảm họa.
Trong 100 năm qua, Nhật Bản đã phải chịu đựng Đại thảm họa động đất Kanto 1923 gần như san phẳng Tokyo, hai quả bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945, trận động đất Kobe năm 1995 chỉ hai tháng sau khi xảy ra sau vụ tấn công bằng khí gas sarin ở Tokyo, và cú sốc “tam hợp” động đất-sóng thần-thảm họa hạt nhân ở khu vực Tohoku vào năm 2011. Mới năm ngoái, vào tháng 10, cơn bão Hagibis đã gây ra sự tàn phá và tử vong trên diện rộng. Nhưng nghịch cảnh cũng tạo nên sự kiên cường đậm nét trong văn hóa Nhật Bản hơn bất cứ đâu.
Tiến sĩ Joshua W Walker, lớn lên ở Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội Nhật Bản tại thành phố New York, Mỹ, nói rằng: Giống như búp bê Daruma luôn đứng dậy lại mỗi khi ngã xuống, người Nhật Bản rất kiên cường.
Búp bê Daruma đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng dù bạn có bị vấp ngã bao lần đi nữa, bạn phải luôn đứng dậy. Người Nhật Bản có câu “nana korobi ya oki”, dịch nghĩa đen ra là “ngã 7 lần, đứng dậy 8 lần”, có thể hiểu là “cuộc đời lúc lên lúc xuống”, tương tự một câu tục ngữ của Việt Nam “sông có khúc, người có lúc”, dù có thất bại có lặp đi lặp lại nhiều lần cũng không nản chí, gượng dậy và cố gắng đến cùng. Như tinh thần ganbaru (chịu đựng), một điều được thấm nhuần ở trẻ em Nhật Bản từ nhỏ.
GỢI Ý TOUR DU LỊCH NHẬT BẢN KHUYẾN MÃI
>> Hà Nội - Tokyo - Phú Sĩ 4N3Đ giá từ 21.990.000 đồng >> HCM - Osaka - Kyoto - Kobe 4N3Đ giá từ 18.990.000 đồng |
Đi du lịch Nhật Bản và trải nghiệm, bạn sẽ thấy sự phục hồi và chủ nghĩa khắc kỷ - quan niệm con đường đi tới hạnh phúc được tìm ra thông qua việc chấp nhận việc mọi thứ đang diễn ra - có trong lời nói hàng ngày. “Shoganai” hay dạng trang trọng “shikata ga nai” có nghĩa là chẳng còn cách nào khác, nếu một thứ gì đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn nên nhanh chóng chấp nhận và sống chung với nó. “Ganbatte” (cố gắng lên) và dạng danh từ “gaman” thường xuất hiện trong cuộc trò chuyện, phản ánh thực tế rằng sự kiên cường là một điều được đánh giá cao ở Nhật Bản.
Bạn thường thấy chúng xuất hiện trong những ngữ cảnh khá đời thường, như “Shoganai” khi chẳng may lỡ tau hay “Ganbatte” trước khi vào phòng thi, thì nó gắn liền với một số trải nghiệm đau thương nhất của Nhật Bản.
Năm 1945, Nhật hoàng Hirohito (Thiên hoàng Chiêu Hòa) đã kêu gọi người Nhật Bản hãy cố gắng và phải chịu đựng những điều không thể chịu đựng được khi quốc gia chuẩn bị đầu hàng vô điều kiện và sụp đổ kinh tế vào cuối của Thế chiến thứ hai.
Sau trận động đất và sóng thần Tohoku năm 2011, các nhà quan sát quốc tế đã rất kinh ngạc trước sự bình tĩnh và văn minh khi thấy hàng dài người xếp hàng một cách trật tự, thể hiện tinh thần “gaman” của họ. Văn hóa kiên cường cũa Nhật Bản đã nổi lên trên các tờ báo phương Tây.
Nhưng sự kiên cường của người Nhật Bản không phải không có những chỉ trích. Một bài báo vào tháng 4/2011 trên tờ Economist có nhan đề “Sự im lặng của gaman”, lập luận rằng văn hóa ấy đã tô đậm sự chịu đựng thay vì hy vọng những điều tốt hơn sẽ đến. Tờ Japan Times cho rằng gaman dẫn đến sự chịu đựng thành thuốc chữa bách bệnh, loại bỏ nhu cầu làm nhiều hơn nữa. Có người chỉ trích “thuyết định mệnh” - cho rằng vận mệnh con người do đấng tối cao chi phối, con người chỉ có thể chịu đựng - của shoganai.
Tuy nhiên, tạp chí Time cho rằng “thuyết định mệnh” biểu thị trong shoganai không phải là sự bất lực mơ hồ, mà là giữ bình tĩnh để vượt qua những gì không thể kiểm soát được.
Thậm chí còn hơn cả vượt qua, Tiến sĩ Walker tin rằng người Nhật Bản kiên cường bẻ cong nghịch cảnh. Chẳng hạn việc xây dựng lại Tokyo sau trận động đất năm 1923, một lần nữa sau vụ ném bom 1945, đã biến nó thành một thành phố hiện đại. Thành phố Hiroshima không được xây dựng lại, mà trở thành một đài tưởng niệm khổng lồ biểu tượng cho hòa bình.
Và trận động đất Kobe được coi là bước ngoặt ở Nhật Bản, dẫn đến xu hướng tình nguyện sau thảm họa. Sau thảm họa Tohoku, các dự án xây dựng lại và các dự án thay thế năng lượng hạt nhân mọc lên xung quanh khu vực Tohoku, k Fukushima. Sự phát triển du lịch trong khu vực đồng nghĩa với việc du khách có thể tận mắt nhìn thấy điều này.
Trong vài năm gần đây, chính quyền tỉnh Fukushima đã thúc đẩy khái niệm về du lịch hy vọng, cho phép du khách nhìn thấy tình trạng hiện tại của các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và gặp gỡ người dân địa phương tham gia vào việc định hình tương lai.
Takehiro Okamoto, người tổ chức “Hope Tours” giải thích rằng du lịch hy vọng là từ trái nghĩa của du lịch bóng tối. Ở Fukushima, du khách có thể học hỏi, không chỉ từ trận động đất và tai nạn hạt nhân, mà còn từ việc tái thiết và vượt qua nghịch cảnh. Du khách sẽ đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa và các địa điểm liên quan, bao gồm con đường gần Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi và Trung tâm lưu trữ ngừng hoạt động TEPCO, nơi họ tìm hiểu về những nỗ lực đóng băng hoạt động hiện tại của nhà máy. Điểm nổi bật là nói chuyện và hội thảo với người dân địa phương. Những người tham gia bắt đầu nghĩ về tương lai: những vấn đề liên quan đến năng lượng, cộng đồng địa phương và văn hóa tiêu dùng quá mức.
Sau thảm họa năm 2011, Okamoto cho biết có xu hướng năng lượng tái tạo trên khắp Nhật Bản. Các nhà máy điện hạt nhân đã ngừng hoạt động và đầu tư cho năng lượng mặt trời đã tăng lên.
Nhưng không thể thay đổi toàn bộ chính sách năng lượng của Nhật Bản. Vào tháng 8 năm 2015, sau khi nhàn rỗi trong 4 năm, Nhà máy điện hạt nhân Sendai ở Kyushu là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nhật Bản khởi động lại lò phản ứng. Tuy nhiên, tại Fukushima, chính quyền địa phương đặt mục tiêu cung cấp năng lượng cho khu vực với 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040.
Nhìn chung, Okamoto nhìn thấy “những hạt giống” về một tương lai tươi sáng hơn trong khu vực. Đường cao tốc mới nối khu vực ven biển bị cô lập lâu của Tohoku với trung tâm Tohoku và Tokyo, cũng như Đường mòn ven biển Michinoku mới - một con đường dài 1.000km chạy dọc Nhật Bản đi qua bốn tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần.
Ông cũng thấy du lịch hy vọng là một cách để giữ cho tác động của thảm họa còn trong tâm trí. Đối với người Nhật Bản kiên cường, ký ức về những tai nạn mất dần khi thời gian trôi qua. Vì vậy, du lịch hy vọng là một cách để nhắc nhở họ luôn nhớ đến. Okamoto nói rằng Nhật Bản rất nhiều kinh nghiệm về thảm họa, nên họ kiên nhẫn và đoàn kết, nhưng đồng thời cũng dễ quên, dễ mắc sai lầm tương tự một lần nữa.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Walker dường như lạc quan hơn rằng thế giới có thể học hỏi từ sự kiên cường của người Nhật Bản. Văn hóa Nhật Bản cho rằng cuộc sống bao gồm cả thảm họa và chiến thắng. “Đó là một tư duy đặc biệt hữu ích trong giai đoạn hiện nay.”
Cuộc rước đuốc cho Thế vận hội Tokyo 2020 vốn dự kiến bắt đầu tại Fukushima vào cuối tháng 3. Ngọn lửa sẽ tượng trưng cho sự phục hồi của khu vực từ các sự kiện 9 năm trước. Tuy nhiên, với việc hoãn Thế vận hội, cuộc tiếp sức đã bị hủy bỏ. Nếu Thế vận hội diễn ra vào năm 2021, có khả năng nó sẽ chuyển sang nhấn mạnh sang phục hồi từ một thảm họa gần đây và toàn cầu hơn: đại dịch Covid-19.
Khi nỗi sợ phóng xạ bắt đầu mờ dần, một nỗi sợ hãi vô hình khác đến, một tình huống mà hầu hết chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chịu đựng và, có lẽ, hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn sau đó. Nó nhắc nhở rằng nghịch cảnh là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống.
Khi phần lớn thế giới đã rút lui vào trong nhà, ở Takasaki, hàng đống búp bê Daruma còn đó, khắc kỷ như mọi khi. Nó là một biểu tượng mạnh mẽ: lý do những con búp bê nhỏ ngồi xổm được sơn màu đỏ truyền thống là vì trong thời Edo của Nhật Bản, chúng được sử dụng như một lá bùa chống lại virus đậu mùa.
Xem thêm: Lung linh ‘cẩm tú cầu trong nước’ ở chùa Amabiki Kannon Nhật Bản |
Phong Sa